Phương pháp nhận diện nguy cơ, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hệ thông HSE, ISO 45001, an toàn

  1. Mục đích

Nhằm cung cấp một phương pháp căn bản và thống nhất trong việc Nhận diện nguy cơ, Đánh giá và Kiểm soát rủi ro trong quá trình làm việc tại/ cho Bộ phận Geocycle

  1. Phạm vi áp dụng

Áp dụng với Bộ phận, các Nhân viên Holcim Việt Nam (HVL) làm việc cho/ tại bộ phân Geocycle.

  1. Định nghĩa

      Sức khoẻ (Health) trong Định nghĩa này có ý nghĩa như là loại bỏ được những yếu tố gây ra mất mát hoặc tổn hại đến sức lực hoặc tinh thần vì suy giảm sức khỏe , ốm đau , thương tật vĩnh viễn hoặc thậm chí tổn thất nhân mạng (Trong đó đặc biệt lưu ý đến những yêu tố khó cảm nhận nhưng có tính tác động hủy hoại lâu dài như : ồn , hóa chất và bụi độc hại , áp lực công việc . . . )

      An toàn (Safety) trong Định nghĩa này có ý nghĩa như là loại bỏ được những thiếu sót , những nguy cơ có thể gây ra những rủi ro làm tổn hại đến sức lực hoặc tinh thần vì suy giảm sức khỏe , thương tích , thương tật vĩnh viễn hoặc thậm chí dẫn đến tổn thất nhân mạng.

3.3       Khu vực làm việc (Work Place) là bất cứ vị trí nào mà ở đó:

–     Có công việc được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện bởi Nhân viên Holcim.

–     Hoặc có cá nhân nào đó làm những công việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhân viên Holcim.

–     Hoặc cá nhân nào đó làm những công việc hợp pháp trong khu vực dưới quyền quản lý của Holcim.

     Nguy cơ (Hazard): Là những điều kiện vật chất mà nó tồn tại trong Khu vực làm việc và có khả năng gây ra tác hại cho con người và tài sản khi hội đủ các yếu tố cần thiết để xảy ra.

3.4       Rủi ro (Risk) là khả năng làm cho một vài sự việc nào đó có thể xảy ra và có thể tác động

vào những mục đích hoặc mục tiêu ( bao gồm cả OH&S ). Rủi ro được đo lường bằng : Chỉ số Khả năng có thể ảnh hưởng gây hậu quả hoặc tác động đáng kể , và Rủi ro có thể xuất hiện từ một tình huống nào đó , một thao tác nào đó hoặc do thiếu một thao tác nào đó.

     Chỉ số khả năng (Likelihood) Chỉ số Khả năng để đo lường Rủi ro của khu vực làm việc nào đó có thể được tính toán theo công thức biểu thị như sau: Chỉ số khả năng (Likelihood) = (Tổng số khả năng có thể xảy ra rủi ro của các loại nguy cơ) x (số Người Lao động hiện diện tại Khu vực có các nguy cơ đó).

     Tai nạn (Accident) là một sự kiện hoàn toàn không có chủ đích, sự kiện ấy đã gây ra thương tích , thương tật vĩnh viễn hoặc tổn thất nhân mạng và tổn thất tài sản dưới nhiều dạng khác nhau .

     Sự cố (Incident) là một sự kiện hoàn toàn không có chủ đích và sự kiện ấy đã gây ra tổn thất tài sản dưới nhiều dạng khác nhau

     Tổn thất Nhân mạng (Death/ Fatality) là mất mát về con người vì tai nạn có liên quan đến lao động ( hậu quả cuối cùng hoặc rơi vào tình trạng như hậu quả cuối cùng )

      Thương tích (Occupational Injury) trong công việc là bất cứ thương tích nào như vết cắt , gãy xương , bong gân , đứt rời , hoặc tổn hại khác mà hậu quả là do từ sự cố có liên quan đến công việc hoặc rơi vào một tình thế bất lợi tức thời độc lập tự nhiên của môi trường trong công việc

      Bệnh nghề nghiệp (Occupational Disease) được định nghĩa như là một căn bệnh xuất phát từ môi trường sản xuất với quãng thời gian hiện diện kéo dài hơn một ngày hoặc một ca làm việc ; điều đó có nghĩa là theo cách thông thường căn bệnh ấy phải có yếu tố lặp đi lặp lại trong suốt một giai đoạn dài nào đó . Nó có thể là hậu quả của sự viêm nhiễm cơ thể, áp lực công việc liên tục, tiếp xúc với chất độc, độc tố thường xuyên hoặc những vấn đề hiện hữu tự nhiên của môi trường công việc

     Suy giảm sức khoẻ (Occupational Illness) trong nghề nghiệp không giống như một hậu quả từ trường hợp Thương tích trong công việc, Suy giảm sức khỏe trong nghề nghiệp là bất cứ điều kiện bất thường nào hoặc bất cứ trường hợp rối loạn chức năng nào mà nguyên nhân được tạo bởi những yếu tố kết hợp với việc sử dụng lao động. Nó bao gồm những căn bệnh cấp tính hoặc những hội chứng cấp tính và những phản ứng tức thì, phản ứng này có thể tạo ra tình thế nguy hiểm bởi hít phải, thu hút, đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp

      Thương tật vĩnh viễn (Permenent Disability) xảy ra khi một con người nào đó , vì tai nạn có liên quan đến lao động , đã không thể tiếp tục có công ăn việc làm với HOLCIM hoặc với bất cứ một đơn vị nào khác. Việc đánh giá tỷ lệ Thương tật vĩnh viễn và xử lý hậu quả cho người Lao động phải tuân thủ theo kết luận trong Biên bản Pháp y hoặc Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.

  1. Nhận diện nguy cơ, đánh giá rủi ro

4.1       Ước lượng hậu quả thương tích ở mức xấu nhất có thể xảy ra

Để có thể kiểm soát tốt các rủi ro xuất hiện trong công việc thì điều đầu tiên cần làm đó là nhận diện các nguy cơ gây ra các rủi ro đó và ước lượng hậu quả thương tích ở mức xấu nhất có thể xảy ra. Vi ệc ước lượng cho các rủi ro được thực hiện theo bảng dưới đây:

Cấp độ Đặc tả Mô tả
Thảm khốc Tử vong An toàn: tử thương

Tác động Quàn lý : có khả năng gây suy sụp trong kinh doanh

Gây tác động / tổn thất Tài chính từ tài sản / sản phẩm: > 250 000 $ . Hư hại nhà máy đáng kể và tổn thất hệ thống lâu dài

Môi trường : Dài hạn . Tác động rất đáng kể ; lan rộng , không thể kiểm soát

Danh tiếng : gây dư luận bất lợi rộng khắp : có khả năng bị khởi tố hoặc đóng cửa

Lớn Thương tật vĩnh viễn An toàn: Thương tích nặng dẫn tới thương tật vĩng viễn.

Tác động Quản lý : Sự kiện đáng kể , nhưng có thể quản lý được

Gây tác động / tổn thất Tài chính từ tài sản / sản phẩm: 50 001 $ – 250 000 $ tổn thất sản xuất lâu dài 

Môi trường: Ảnh hưởng đáng kể , không thể kiểm soát . Dài – trung hạn

Danh tiếng:  gây dư luận bất lợi rộng khắp

Trung bình Thương tích Tổn thất Thời gian Lao động An toàn: Yêu cầu xử lý y-tế , có tính giai đoạn trong chừng mực

Tác động Quản lý : Sự kiện đáng kể , nhưng có thể quản lý được

Gây tác động / tổn thất Tài chính từ tài sản / sản phẩm: 5001 $ – 50 000 $ . Phá hủy hệ thống đáng kể / tổn thất một số sản phẩm

       Môi trường: Ảnh hưởng đáng kể , cô lập và kiểm soát được  Ngắn – trung hạn

       Danh tiếng:  có tác động xấu đến những khách hàng lớn

Nhẹ Xử lý y-tế          An toàn: Xử lý y-tế ( cho phép trở lại với công việc như cũ )

       Tác động Quản lý : Hậu quả được giảm nhẹ với Tác động Quản lý

Gây tác động / tổn thất Tài chính từ tài sản / sản phẩm: 1 000 $ – 5 000 $ . Phá hủy nhẹ hệ thống

Môi trường: Ảnh hưởng nhẹ, cô lập được . Hậu quả ngắn hạn 

Danh tiếng: Có ảnh hưởng xấu đến một số khách hàng 

Không đáng kể Xử lý Sơ cứu       An toàn: Xử lý sơ cứu ( cho phép trở lại với công việc như cũ )

       Tác động Quản lý : Hậu quả được giảm nhẹ thông qua xử lý thong thường

Gây tác động / tổn thất Tài chính từ tài sản / sản phẩm: <1 000 $ . Tác động không đáng kể

Môi trường : không thay đổi đáng kể

Danh tiếng: không thay đổi

  • Ước lượng khả năng rủi ro có thể xày ra sớm nhất
Cấp độ Đặc tả Mô tả
Chắc chắn sẽ xảy ra Sẽ xảy ra ít nhất là một lần trong năm Khả năng thường xuyên xảy ra với sự việc / tập hợp trong giới hạn hẹp hoặc rất thường xuyên xảy ra với những sự việc / tập hợp tương đương trong giới hạn rộng
Hoàn toàn có thể xảy ra Một lần trong 5 năm Khả năng nhiều lần xảy ra với sự việc / tập hợp trong giới hạn hẹp hoặc thường xuyên xảy ra với những sự việc / tập hợp tương đương trong giới hạn rộng và/hoặc

Xảy ra với xác suất 1/5.000 lần thực hiện công việc và/hoặc

Xảy ra với xác suất 1/500 người thực hiện công việc

Đôi khi có thể xảy ra Một lần trong 10 năm  

Khả năng đôi khi xảy ra với sự việc / tập hợp trong giới hạn hẹp hoặc có khả năng nào đó xảy ra với những sự việc / tập hợp tương đương trong giới hạn rộng và/hoặc

Chỉ xảy ra với xác suất 1/50.000 lần thực hiện công việc và/hoặc

Xảy ra với xác suất 1/5.000 người thực hiện công việc

Ít khi có  thể xảy ra Một lần trong 15 năm Đôi khi có thể xảy ra với sự việc / tập hợp trong giới hạn hẹp hoặc có khả năng nào đó xảy ra với những sự việc / tập hợp tương đương trong giới hạn rộng và/hoặc

Chỉ xảy ra với xác suất 1/100.000 lần thực hiện công việc và/hoặc

Xảy ra với xác suất 1/10.000 người thực hiện công việc

Hiếm khi  xảy ra Không thể xảy ra trong vòng đời hoạt động Bằng vào chiêm nghiệm ( không là trải nghiệm ) cho thấy rằng : không thể xảy ra với sự việc / tập hợp trong giới hạn hẹp hoặc hầu như không thể xảy ra với những sự việc / tập hợp tương đương trong giới hạn rộng
  • Tổng hợp giữa hậu quả và khả năng

 Kết hợp ước lượng về hậu quả và khả năng xảy ra của rủi ro trong ma trận sau:

15

High

Cao

10

High

Cao

6

Extreme

Cực điểm

3

Extreme

Cực điểm

1

Extreme

Cực điểm

Almost certain

Chắc chắn sẽ xảy ra

19

Moderate

Trung bình

14

High

Cao

9

High

Cao

5

Extreme

Cực điểm

2

Extreme

Cực điểm

Likely

Hoàn toàn có thể xảy ra

22

Low

Thấp

18

Moderate

Trung bình

13

High

Cao

8

Extreme

Cực điểm

4

Extreme

Cực điểm

Possible

Đôi khi có thể xảy ra

24

Low

Thấp

21

Low

Thấp

17

Moderate

Trung bình

12

High

Cao

7

Extreme

Cực điểm

Unlikely

Ít khi có  thể xảy ra

25

Low

Thấp

23

Low

Thấp

20

Moderate

Trung bình

16

High

Cao

11

High

Cao

Rare

Hiếm khi  xảy ra

Negligible

Không đáng kể

Minor

Nhẹ

Moderate

Trung bình

Major

Lớn

Catastrophic

Thảm khốc

 

 

 

4.4       Trách nhiệm xử lý rủi ro

Rủi ro Đặc tả Ứng phó / Hành động
1- 8 Cực điểm Yêu cầu có hành động quản lý ở cấp cao ngay lập tức . Ngừng công việc tức thì và thực hiện hành động khắc phục
Loại 4 Yêu cầu thông báo cho Giám sát

Yêu cầu khảo sát

     Phải đưa ra biện pháp tạm thời để xác lập ngay một trạng thái an toàn

Hành động khắc phục lâu dài phải được thực hiện

9-16 Cao Yêu cầu Quản lý Cao cấp lưu ý ngay tức thì
Loại 3      Yêu cầu thông báo cho Giám sát

     Yêu cầu khảo sát

     Phải đưa ra biện pháp tạm thời để xác lập ngay một trạng thái an toàn

     Hành động khắc phục lâu dài phải được thực hiện

17-20 Trung bình Trách nhiệm quản lý phải được định rõ
Loại 2      Yêu cầu thông báo cho Giám sát

     Phải đưa ra biện pháp tạm thời để xác lập ngay một trạng thái an toàn

16-25 Thấp Quản lý bằng các quy trình thông thường , VD Hướng dẫn Công việc ( WI-Work Instruction ) / Quy trình Làm việc An toàn ( SWP-Safety Work Procedure ) 
Loại 1      Yêu cầu thông báo cho Giám sát

 

  1. Kiểm soát rủi ro
  • Công thức biểu diễn nguyên lý chung

 

Tử số

Chuyển động + Độ cao + Điện + Cháy nổ + Khu vựa hạn chế + Nắng + Mưa + Gió + Sét + Bùn lầy + Nước + Trơn trượt + Va vấp + Áp suất + Hố sâu + Chất đống + Khói + Oxy + Hoá chất + Bụi + Tiếng ồn + Nóng + Phóng xạ + Ánh sáng + Nặng + Thiết bị nâng + Giao thông + Sinh học + Áp lực + Ngộ độc thực phẩm + Cơ cầu tổ chức.

 

Thương số::

Khả năng Sự cố/ Tai nạn xảy ra

 

 =             __________________________________________________

 Mẫu số :

Ý thức và nền văn hoá ATLĐ

 

 Thông qua công thức này , chúng ta có thể thấy rằng việc giảm thiểu TNLĐ và sự cố ( Yếu tố thương số ) là loại trừ các loại nguy cơ ( thu nhỏ tử số ) và  đồng thời xây dựng Ý thức và Nền văn hóa ATLĐ ( gia tăng mẫu số ) . Tuy nhiên việc loại trừ các loại nguy cơ cũng bị giới hạn vì có một số nguy cơ tồn tại tự nhiên cùng với các yếu tố kỹ thuật như: chuyển động, điện, áp suất . . . Vì vậy tập trung vào việc xây dựng và phát triển Ý thức và Nền văn hóa ATLĐ sẽ là giài pháp chiền lược tốt nhất cho cả trong tương lai.

  • Biện pháp kiểm soát rủi ro
    • Triệt tiêu – Hiệu lực 100%

Cải tiến căn bản ( thiết kế lại ) công nghệ hoặc vật liệu để triệt tiêu hoàn toàn các nguy cơ. Đây là Biện pháp tốt nhất vì nó thay đổi toàn diện hiện trạng tự nhiên của Nguy cơ trong Khu vực làm việc mà không cần xét tới kiến thức , kinh nghiệm , thời gian hoặc sức lực của người Nhân viên thực hiện . Biện pháp này thậm chí có thể triệt tiêu Nguy cơ rất nhanh và triệt để

Ví dụ:   –           Các loại băng tải vận chuyển

  • Búa thuỷ lực đập đá
  • Tầm đệm bằng bột cao su
  • Các loại quạt, bơm khí thông thoáng

 5.2.2    Chuyển đổi – Hiệu lực 75%

Chuyển đổi sử dụng vật liệu , thiết bị , quy trình công việc . . . khác với một mức độ nguy hiểm ít hơn

Biện pháp này thay đổi một cách căn bản hiện trạng tự nhiên của Nguy cơ , nó làm cho mức độ nghiêm trọng của Rủi ro giảm đi rất đáng kể

            Ví dụ :   –         Máy mài sử dụng khí nén

                         –          Sử dụng thuốc nổ hai thành phần

 Cách ly kỹ thuật – Hiệu lực 50%

Cách ly con người ra khỏi Nguy cơ bằng biện pháp Kỹ thuật : ngăn chặn , tạo lệch pha về thời gian và/hoặc không gian

Về căn bản , biện pháp này chấp nhận sự tồn tại tự nhiên của Nguy cơ và xem xét sự hoạt động của con người trong phạm vi ảnh hưởng của Nguy cơ là then chốt . Biện pháp này đòi hỏi sự phối hợp về kiến thức và kinh nghiệm cũng góp phần không kém quan trọng , đặc biệt trong suốt quá trình thực thi biện pháp này .       

             Ví dụ:  –           Quy trình cách ly điện

  • Hàng rào, nắp che, vách ngăn, bình chứa
  • Giàn giáo, thang tựa, dây an toàn toàn thân, cần cẩu, con đội…

 5.2.4    Quản lý hành chính – Hiệu lực 30%

            Biện pháp này thể hiện bởi những Văn bản sau :

               Chính sách ( Policy )

               Mục tiêu & Mục đích ( Target & Objective )

               Nội quy ( Internal Regulation )

               Quy trình ( Procedure )

               Tiêu chuẩn ( Standard )

               Hướng dẫn công việc ( Work instruction / SOG )

               …

Nó phải là tập hợp của Kiến thức , Kỹ năng và Kinh nghiệm để thông qua ban hành và đào tạo nhằm thiết lập Y( thức ATLĐ và cũng là những bước đầu tiên để tạo dựng nền Văn hóa ATLĐ . Để đảm bảo Biện pháp này là phù hợp và có tính khả thi lâu dài , nó phải được xây dựng trên những cơ sở:

5.2.4.1 Phân tích công việc / loại công việc:

Phải xác định Nguy cơ và Đánh giá Rủi ro cho : Khu vực cụ thể , mục đích yêu cầu , thiết bị / công cụ được sử dụng và những hành động trong suốt quãng thời gian : chuẩn bị -> tiến hành -> kết thúc của công việc / loại công việc

5.2.4.2 Phù hợp với yêu cầu tồn tại lâu dài:

Phải ước lượng những sự phát triển bao gồm : về Số lượng của Yêu cầu công việc / loại công việc , về Chất lượng của Khu vực và thiết bị / công cụ , về Kỹ năng và Thể chất của Nguời thực hiện

5.2.4.3 Phát triển hiệu lực của việc Đánh giá Rủi ro:

Mở ra một quy trình rà xét lại kết quả của Kiểm soát Rủi ro bằng cách tiếp tục Đánh giá Rủi ro sau một quá trình đã được ban hành và áp dụng .

5.2.5    Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân – Hiệu lực 10%

Cũng như biện pháp Cách ly kỹ thuật là chấp nhận sự tồn tại của Nguy cơ , biện pháp PPE chỉ là tạo ra một rào chắn cuối cùng giữa con người và các loại Nguy cơ . Vì vậy PPE phải hết sức phù hợp Khu vực làm việc và ngành nghề thực hiện trong Khu vực ấy . Thiết kế để được sử dụng trực tiếp trên con người nên PPE có cấu tạo rất mỏng manh nên việc chọn lựa Tiêu chuẩn chế tạo , đào tạo để sử dụng và bảo quản là rất quan trọng . Vì luôn phải sử dụng một vài loại PPE nào đó trong công việc nên PPE sẽ là một công cụ đắc lực cho việc hình thành Ý thức ATLĐ nếu như chúng ta có một chương trình phù hợp.

  1. Lưu trữ tài liệu

 Tài liệu được chình thức lưu trên đường dẫn:

K:\OHSE\03 Hazard Identification and Risk Assessment

  1. Điều khoản thi hành

            Hướng dẫn công việc này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

            Hủy bỏ tất cả những Điều khoản của những Hướng dẫn trước đây nếu những điều khoản đó trái/ không phù hợp với Hướng dẫn này.

  1. Tài liệu tham khảo

Handbook and Protocol Assessment of OH&S Pyramid Version March.2004 – Block 3 and Block 12.

 

Mọi thắc mắc về dịch vụ đào tạo, tư vấn hãy liên hệ hotline: 0944 993 080 để được giải đáp mọi thắc mắc, báo giá, chi phí, dịch vụ…

Công ty TNHH HB Polytechnic chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn

Liên hệ Hotline: 0944 993 080 – email: hb.polytechnic@gmail.com để được tư vấn và báo giá.

Địa chỉ:

Trụ Sở       : Thôn Vực, Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội

Chi Nhánh : Trường Cao Đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội- Nhuệ Giang, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Từ khóa: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,