SỔ TAY MÔI TRƯỜNG- ISO 14001:2015

ENVIRONMENTAL MANUAL

CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Công ty là một công ty hoạt động chuyên về lĩnh vực phục vụ cho đời sống kinh tế–xã hội thuộc loại trung bình ở Việt Nam. Chúng tôi cam kết thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT của công ty bằng cách: giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguồn gây ô nhiễm môi trường do công ty gây ra như sau:

  • Tuân thủ qui định pháp luật môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những yêu cầu khác liên quan đến hoạt động của Công ty.
  • Nâng cao vai trò trách nhiệm và sự nhận thức của nhân viên về việc giảm thiểu những tác động môi trường trong hoạt động sản xuất.
  • Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguyên phụ liệu đầu vào: hóa chất, nước, điện, dầu F.O và các nguyên phụ liệu khác.
  • Hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường trong sản xuất: nước thải đạt loại B (TCVN–5945:1995 ), khí thải đạt loại B (TCVN–5939:1995).
  • Giảm lượng nước sử dụng, giảm lượng hóa chất, chất thải rắn và dầu F.O đến mức thấp nhất nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời bảo vệ tài nguyên và môi trường, . . .

 

CHƯƠNG  I

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Tên công ty:          

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Email:

  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
  2.   CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHỦ YẾU:

 

CHƯƠNG II

PHẠM VI ÁP DỤNG

Sổ tay môi trường mô tả toàn bộ hệ thống quản lý môi trường của công ty đáp ứng với yêu cầu cuả tiêu chuẩn ISO 14001:1996

Công ty xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường nhằm từng bước triển khai, tổ chức, duy trì và thực hiện những chính sách và thủ tục có liên quan để ngăn ngừa và hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Điều này không chỉ giúp giảm bớt ô nhiễm, giảm chi phí mà còn giúp tăng năng suất và đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế.

Sổ tay này được kiểm soát theo thủ tục kiểm soát tài liệu: 0087

            Phạm vi áp dụng:

HTQLMT mô tả trong sổ tay môi trường này được xây dựng, áp dụng cho việc sản xuất và kinh doanh tại Công ty. Bao gồm: tất cả các quá trình sản xuất và tất cả các sản phẩm của Công ty.

CHƯƠNG  III

ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

  1. ĐỊNH NGHĨA:
    • Môi trường: Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
    • Cải tiến liên tục: Quá trình tăng cường HTQLMT để nâng cao kết quả hoạt động tổng thể về môi trường phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.
    • Khía cạnh môi trường: Yếu tố của các hoạt động sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường. (Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường).
    • Tác động môi trường: Bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường, dù có hại hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức gây ra.
    • Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT): Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường.
    • Đánh giá hệ thống quản lý môi trường: Quá trình kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành văn bản để có được các chứng cứ đánh giá một cách khách quan các chứng cứ nhằm xác định xem hệ thống quản lýù môi trường của tổ chức có phù hợp với chuẩn cứ đánh giá HTQLMT do tổ chức lập ra hay không, và thông báo kết quả của quá trình này cho lãnh đạo.
    • Mục tiêu môi trường: Mục đích tổng thể về môi trường xuất phát từ chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới và được lượng hóa khi có thể.
    • Kết quả hoạt động môi trường: Các kết quả có thể đo được của HTQLMT, liên quan đến sự kiểm soát các khiá cạnh môi trường của tổ chức, dựa trên chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cuả mình.
    • Chính sách môi trường: Công bố của tổ chức về ý định và nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình, tạo ra khuôn khổ cho các hành động và cho việc đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình.
    • Chỉ tiêu môi trường: Yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, lượng hóa được khi có thể, áp dụng cho tổ chức hoặc các bộ phận của nó. Yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường nên cần phải đề ra và đáp ứng nhằm đạt được những mục tiêu đó.
    • Bên hữu quan: Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động về môi trường cuả một tổ chức.
    • Tổ chức: Công ty, liên hợp công ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc một bộ phận cuả nó, dù là tổ hợp hay không, nhà nước hoặc tư nhân, có các bộ phận chức năng và quản trị riêng cuả mình.
    • Ngăn ngừa ô nhiễm: Sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành, vật liệu hoặc sản phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm. Hoạt động này có thể bao gồm tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu.
  2. CÁC TỪ VIẾT TẮT:
  • HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường
  • TT: Thủ tục
  • CS: Chính sách
  • BM: Biểu mẫu
  • HD: Hướng dẫn
  • GĐ: Giám đốc
  • CBCNV: Cán bộ công nhân viên
  • TC: Tiêu chuẩn
  • ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo
  • BDAMT: Ban dự án môi trường
  • TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • HS: Hồ sơ
  • TL: Tài liệu

CHƯƠNG  IV

TIÊU CHUẨN THAM KHẢO

  1. TCVN – ISO 14001: HTQLMT – Qui  định và hướng dẫn sử dụng.

  2. TCVN – ISO 14004: HTQLMT – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
  3. TCVN 19011: Hướng dẫn đánh giá hệ tống quản lý.

 

 CHƯƠNG  V

 CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

  1. CÁC YÊU CẦU CHUNG:

Công ty thiết lập và duy trì  HTQLMT cho các hoạt động của mình và phù hợp với yêu cầu cuả tiêu chuẩn ISO 14001:1996.

2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG:

Tổng Giám đốc Công ty là người xác lập chính sách môi trường của Công ty. Chính sách môi trường của Công ty được xây dựng trên  nguyên tắc:

  • Phù hợp với bản chất, qui mô và tác động môi trường của các hoạt động trong tổ chức.
  • Cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm.
  • Cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
  • Đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
  • Ban hành rộng rãi trong công ty và các bên quan tâm.

Chính sách môi trường được nêu ở trang 2 của sổ tay môi trường và các văn bản ban hành khác và được kiểm soát theo thủ tục kiểm soát tài liệu (0087).

  1. HOẠCH ĐỊNH:

3.1. Khía cạnh môi trường:

Công ty thiết lập, duy trì thủ tục bằng văn bản để xác định khía cạnh môi trường trong công ty. Khiá cạnh môi trường có thể kiểm soát và có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

  • Ban dự án môi trường (BDAMT) lập thủ tục xác định và đánh giá khía cạnh môi trường.
  • Các bộ phận xác lập khía cạnh, tác động môi trường dựa trên hoạt động trong bộ phận của mình.
  • BDAMT tập hợp, xem xét lập danh sách tổng hợp và tiến hành đánh giá.
  • Các trưởng bộ phận phổ biến cho tất cả các nhân viên hiểu khía cạnh, tác động và ý nghĩa của nó trong hoạt động của bộ phận mình.
  • Khi thay đổi hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, luật pháp, quy định và các yêu cầu khác, BDAMT cùng các bộ phận cập nhật và thông báo các thay đổi cho nhân viên.

Tài liệu liên quan:

  • 0234: Thủ tục xác định các khía cạnh và tác động môi trường.

3.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác:

Công ty tiếp cận, xem xét đồng thời tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan mà tổ chức trực tiếp áp dụng cho các khía cạnh môi trường trong các hoạt động của mình. Các yêu cầu này bao gồm:

  • Luật bảo vệ môi trường.
  • Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
  • Những qui định riêng cho ngành nghề.
  • Những qui định riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
  • Những qui định riêng cho hoạt động (giấy phép hoạt động).

Tài liệu liên quan:

  • 0235: Thủ tục xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.

3.3. Mục tiêu và chỉ tiêu:

Các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đươc lập ra ở từng hoạt động, bộ phận chức năng thích hợp trong Công ty nhằm cụ thể hóa việc thực hiện chính sách môi trường cuả Công ty.

  1. Tổng Giám đốc (ĐDLĐ) về môi trường của Công ty là người trực tiếp chỉ đạo, phân công việc xây dựng và phê duyệt các mục tiêu môi trường cuả Công ty và bảo đảm việc:
  • Đáp ứng với chính sách môi trường.
  • Cụ thể và đo được.
  • Nhất quán với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
  • Phù hợp với khả năng tài chính cuả Công ty.
  • Có tính đến quan điểm của các bên hữu quan.
  • Aùp dụng rộng rãi cho toàn tổ chức.
  • Được định kỳ xem xét và soát xét lại.

Ngoài ra các cam kết phòng ngừa ô nhiễm cũng được xem xét thông qua các chỉ báo môi trường và được dùng làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả thực hiện môi trường của tổ chức.

Việc xây dựng, điều chỉnh các mục tiêu được đề cập và xem xét trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo hoặc các  cuộc họp bất thường khác. Các mục tiêu chung của công ty được xây dựng và triển khai ra bằng các mục tiêu cụ thể cuả các bộ phận trong Công ty.

Tài liệu liên quan:

  • 0236: Thủ tục thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường.

3.4. Chương trình quản lý môi trường:

Trong quá trình thực hiện, Công ty đã thiết lập chương trình quản lý môi trường phù hợp với các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã đề ra. Chương trình này được xem như kế hoạch  chiến lược cuả tổ chức và xác định rõ:

  • Trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
  • Nguồn lực cần thiết.
  • Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
  • Sắp xếp các hành động cụ thể theo thứ tự ưu tiên.
  • Thường xuyên soát xét lại chương trình để phản ánh những thay đổi hay điều chỉnh các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cuả tổ chức.

Tài liệu liên quan:

  • 0236: Thủ tục thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường.
  • 0260: Chương trình quản lý môi trường.

3.5. Thực hiện và điều hành:

Để thực hiện HTQLMT có hiệu quả, Công ty chú trọng đến những yếu tố cơ bản nhất trong cơ cấu tổ chức. Và để đạt được các mục tiêu môi trường của mình một cách tốt nhất, Công ty đã phát huy mạnh mẽ vấn đề liên kết con người, hệ thống, chiến lược, nguồn lực và cơ cấu cuả mình.

3.6. Cơ cấu và trách nhiệm:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Trong Công ty, cơ cấu và trách nhiệm gắn liền với nhau, được xác định khá rõ ràng và được thông báo một cách rộng rãi. Ngoài ra, để thực hiện một HTQLMT hiệu quả, Ban Giám Đốc trực tiếp xem xét và bổ sung nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và kiểm soát hệ thống.          Nguồn lực này bao gồm nguồn nhân lực phù hợp và chuyên môn hóa, nguồn lực công nghệ và tài chính.

Ban Tổng Giám đốc Công ty trực tiếp bổ nhiệm ĐDLĐ, ngoài các trách nhiệm khác, trong hệ thống, ĐDLĐ có vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong việc:

  • Đảm bảo việc thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:1996.
  • Báo cáo kết quả hoạt động cuả hệ thống cho ban lãnh đạo xem xét, cải tiến.

Tài liệu liên quan:

  • Phụ lục 2: Ma trận trách nhiệm.
  1. Hỗ trợ

4.1. Đào tạo, nhận thức và năng lực:

Trong quá trình thực hiện, công việc của các nhân viên đều có ảnh hưởng đến môi trường.Vì thế, ban lãnh đạo đã xem xét và phân tích khả năng chuyên môn hóa của mỗi người để định ra nhu cầu đào tạo thích hợp. Mục đích của việc đào tạo nhằm nâng cao kết quả hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của Công ty nói riêng và có sự cam kết với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường trong việc truyền đạt ý thức trách nhiệm cá nhân thông qua việc nhận thức về:

  • Tầm quan trọng cuả sự phù hợp với chính sách và các yêu cầu của HTQLMT.
  • Các tác động môi trường đáng kể hiện tại hoặc tiềm ẩn do các hoạt động trong công việc của họ cùng với các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động cuả từng cá nhân.
  • Vai trò và trách nhiệm trong việc đáp ứng với các yêu cầu của hệ thống và các yêu cầu sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp.
  • Nhận biết các kết quả môi trường tiềm ẩn.

Một trong những đòi hỏi thích đáng là nhân viên sau khi được đào tạo phải có đủ năng lực để xử lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đến mức thấp nhất.

Tài liệu liên quan:

  • 0044: Thủ tục đào tạo và tuyển dụng.

4.2. Thông tin liên lạc:

Từ khi thiết lập hệ thống, Công ty đã khai thác rộng rãi các thông tin liên lạc từ cả hai nguồn:

  • Thông tin liên lạc nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau trong tổ chức. Ban lãnh đạo Công ty trực tiếp xem xét và chỉ đạo các cuộc đánh giá nội bộ thường kỳ trong Công ty.
  • Các bộ phận chức năng tiến hành lập thành tài liệu và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan và bên ngoài một cách đầy đủ.

Một trong những khiá cạnh môi trường có ý nghĩa của Công ty có thể có sự tác động tới bên ngoài sẽ được Công ty xem xét và ghi chép lại đầy đủ những quyết định có liên quan khi giải quyết.

Tài liệu liên quan:

  • 0015: Thủ tục đánh giá nội bộ.
  • 0087: Thủ tục kiểm soát tài liệu.

4.3. Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường:

Tư liệu cuả HTQLMT cuả Công ty được các bộ phận thiết lập và duy trì dưới dạng văn bản và điện tử một cách đầy đủ phù hợp theo yêu cầu cuả tiêu chuẩn ISO 14001: 1996, trong đó:

  • Mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống và các tác động qua lại của chúng.
  • Đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về công việc.

Hệ thống quản lý môi trường được thiết lập và duy trì cho các hoạt động của Công ty được mô tả như sau:

 

Sổ tay môi trường. Văn bản đề cập đến vấn đề chung của hệ thống: cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn, mô tả hệ thống…
Các thủ tục của hệ thống quản lý môi trường. Văn bản mô tả cách thức Công ty thực hiện các hoạt động quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:1996.
Các tài liệu khác của hệ thống. Không phải là thủ tục như: các tài liệu kỹ thuật, quy trình công nghệ, các qui định có liên quan đến hoạt động cuả hệ thống…
Các hướng dẫn công việc. Hướng dẫn chi tiết các công việc đang thực hiện có thể bao gồm: các bước công việc, bản vẽ qui cách…
Hồ sơ về các kết quả hoạt động môi trường cuả tổ chức. Khi cần thiết có thể nêu ra trong sổ tay môi trường
  • Sổ tay môi trường: Là loại tài liệu xác định toàn bộ hệ thống quản lý môi trường.
  • Kiểm soát tài liệu: Công ty thiết lập một hệ thống hoàn chỉnh để kiểm soát toàn bộ các văn bản có liên quan đến môi trường. Việc kiểm soát này được thực hiện theo 0087: Thủ tục kiểm soát tài liệu.
  • Kiểm soát hồ sơ: Hồ sơ là một loại tài liệu đặt biệt và được thu thập, xử lý, lưu giữ và kiểm soát phù hợp để sử dụng làm chứng cứ cho những hoạt động của hệ thống. Việc kiểm soát hồ sơ được thực hiện theo 0085: Thủ tục kiểm soát hồ sơ.

Tài liệu liên quan:

  • 0087: Thủ tục kiểm soát tài liệu.
  • 0085: Thủ tục kiểm soát hồ sơ.

4.4. Kiểm soát tài liệu:

Hệ thống tài liệu của Công ty được kiểm soát phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:1996. Bộ phận chuyên trách có trách nhiệm trong việc kiểm soát tài liệu  bảo đảm rằng:

  • Tài liệu có đầy đủ ngày ban hành, lần soát xét, lần ban hành.
  • Tài liệu được phân định theo các bộ phận chức năng, hoạt động.
  • Thường kỳ xem xét và soát xét lại khi cần thiết và thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi ban hành.
  • Các văn bản hiện hành có sẵn tại nơi sử dụng.
  • Các tài liệu lỗi thời nhanh chóng được loại bỏ khỏi các điểm xuất bản và các điểm sử dụng (trừ các tài liệu cần thiết giữ lại vì mục đích bảo quản thì được định ra một cách rõ ràng theo TT. Kiểm soát tài liệu).

Tài liệu liên quan:

  • 0087: Thủ tục kiểm soát tài liệu.
  1. Điều hành

5.1. Kiểm soát điều hành:

Ban dự án môi trường có trách nhiệm xác định và thiết lập các khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong các hoạt động có liên quan của Công ty. Hoạt động này nhằm hỗ trợ cho việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường phù hợp với chính sách môi trường đã đề ra. Các hoạt động có liên quan được hoạch định và duy trì bằng cách sử dụng các hướng dẫn công việc, các hướng dẫn vận hành và các thủ tục của các quá trình:

  • Các hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm, thay đổi quá trình và quản lý nguồn lực.
  • Các hoạt động quản lý môi trường hàng ngày trong Công ty.
  • Các hoạt động quản lý chiến lược nhằm đáp ứng với việc thay đổi các yêu cầu về môi trường.

Tài liệu liên quan:

  • 0240: Hướng dẫn công việc quản lý hóa chất.
  • 0241: Hướng dẫn công việc quản lý NaOH và Acid.
  • 0242: Hướng dẫn công việc quản lý dầu nhớt
  • 0243: Hướng dẫn công việc phòng chống bão lụt.
  • 0245: Hướng dẫn công việc quản lý các loại chất thải.
  • 0263: Hướng dẫn công việc quản lý nước thải.

5.2.  Sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp:

Trong bất kỳ một hoạt động nào, Công ty đều thiết lập nên các khía cạnh môi trường có ý nghiã và từ đó tiến hành xác định các sự cố tiềm ẩn và tình trạng khẩn cấp. Đây là nền tảng cho việc đề ra kế hoạch  đáp ứng thích hợp với các tình trạng khẩn cấp nhằm đề phòng và giảm các tác động môi trường mà chúng có thể gây ra.

Ởû các bộ phận trong Công ty đều duy trì các thủ tục kiểm soát hoạt động và được thường xuyên xem xét lại khi cần thiết.

Ban dự án môi trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch khẩn cấp, bao gồm:

  • Trách nhiệm và danh sách các nhân viên chủ chốt trong tình trạng khẩn cấp.
  • Các dịch vụ trong tình huống khẩn cấp.
  • Hành động cần tiến hành khi xảy ra các loại tình huống khác nhau.
  • Thông tin về các vật liệu nguy hiểm, các ảnh hưởng tiềm ẩn của mỗi loại vật liệu đối với môi trường và biện pháp cần tiến hành khi có sự cố.
  • Đào tạo và thử nghiệm.

Tài liệu liên quan:

  • 0238: Thủ tục sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp.
  1. Đánh giá

6.1. Kiểm tra và hành động khắc phục:

Ban dự án môi trường của Công ty luôn xem xét và đánh giá các kết quả hoạt động về môi trường cuả mình. Đây là hoạt động chủ chốt của Công ty trong việc vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống  phù hợp với chương trình quản lý môi trường đã công bố.

6.2 Gíam sát và đo:

Trưởng các bộ phận là người lập ra các thủ tục giám sát và đo trên cơ sở các đặt trưng chủ chốt trong các hoạt động mà có thể có tác động đáng kể tới môi trường. Các cán bộ chuyên trách cùng với nhân viên là người ghi lại thông tin và thường xuyên theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành tương ứng nhằm xem xét sự phù hợp với mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cuả tổ chức.

Công ty bảo đảm cung cấp đầy đủ các thiết bị giám sát, đo lường cần thiết. Thường xuyên hiệu chuẩn thiết bị và bảo trì hồ sơ cuả quá trình theo thủ tục TT – 0237 (Thủ tục giám sát và đo), phù hợp với yêu cầu cuả tiêu chuẩn ISO 14001:1996

Các chỉ báo về kết quả hoạt động môi trường thích hợp được Công ty thực hiện kiểm tra đều đặn  bảo đảm tính khách quan và độ chính xác cần thiết.

Tài liệu liên quan:

  • 0237: Thủ tục giám sát và đo.
  • 0073: Thủ tục bảo trì thiết bị.
  • 0105: Thủ tục hiệu chuẩn và kiểm soát thiết bị đo.

6.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường:

Công ty tiến hành đánh giá môi trường nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định xem HTQLMT có:

  • Phù hợp với các kế hoạch môi trường đã đề ra kể cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
  • Được đáp ứng và duy trì một cách đúng đắn.

Trong khi hoạch định việc đánh giá, Công ty có chú ý đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực đánh giá cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi và phương pháp đánh giá được xác định trong từng cuộc đánh giá. Ban Tổng Giám đốc và Ban dự án môi trường tiến hành  lựa chọn và đào tạo các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá theo nguyên tắc để đảm bảo được tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. Các chuyên gia đánh giá không tự đánh giá các công việc của mình.

Sau mỗi cuộc đánh giá, các thông tin về kết quả đánh giá được cung cấp đầy đủ cho ban lãnh đạo.

Các trưởng bộ phận chiụ trách nhiệm về khu vực được đánh giá đảm bảo tiến hành không chậm trễ các hành động để loại bỏ sự không phù hợp phát hiện trong khi đánh giá cũng như  các nguyên nhân cuả chúng.

Tài liệu liên quan:

  • 0015: Thủ tục đánh giá nội bộ
  • 0265: Thủ tục về sự không phù hợp & hành động khắc phục, phòng ngừa.

 7. Cải tiến

7.1. Xem xét của lãnh đạo

Ban lãnh đạo Công ty sau từng thời gian sẽ tiến hành xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả cuả hệ thống.

Ban dự án  môi trường và các bộ phận liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho ban lãnh đạo tiến hành xem xét, đánh giá hệ thống.

Việc xem xét này có đề cập đến các nhu cầu có thể thay đổi về:

  • Chính sách môi trường.
  • Mục tiêu môi trường.
  • Các yếu tố khác của hệ thống theo tinh thần của các kết quả đánh giá môi trường.
  • Cam kết cải tiến liên tục hệ thống.

Tài liệu liên quan:

  • 0021: Thủ tục xem xét của lãnh đạo.

7.2. Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa:

Trưởng các bộ phận có trách nhiệm phát hiện, kết luận và kiến nghị đo đạt, theo dõi và đánh giá các xem xét về HTQLMT. Bên cạnh đó, Ban dự án môi trường sẽ định ra các hành động khắc phục và phòng ngừa cần thiết.

Trong việc xử lý và điều tra sự không phù hợp, Ban lãnh đạo đều xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn  nhằm làm giảm nhẹ mọi ảnh hưởng đã xảy ra cùng với việc đề xuất và hoàn tất hành động khắc phục, phòng ngừa.

Tài liệu liên quan:

  • 0265: Thủ tục về sự không phù hợp & hành động khắc phục, phòng ngừa.
  • Phụ lục 2: Ma trận trách nhiệm.
  1. Hồ sơ:

Công ty tiến hành thiết lập và duy trì các thủ tục kiểm soát hồ sơ để qui định cách thức xác định, thu thập, lưu giữ, bảo quản, sắp xếp, truy cập, sử dụng và hủy bỏ các hồ sơ môi trường.

Hồ sơ môi trường được xác định và duy trì nhằm cung cấp bằng chứng về sự phù hợp đối với các yêu cầu qui định của hệ thống. Việc kiểm soát hồ sơ để bảo đảm hồ sơ không bị hư hỏng hay mất mát. Các hồ sơ bao gồm:

  • Các hồ sơ hoạt động được lưu trong tài liệu của hệ thống.
  • Hồ sơ đào tạo.
  • Hồ sơ cuả các nhà cung ứng hoặc dịch vụ môi trường.
  • Các kết quả đánh giá và soát xét.
  • Hồ sơ đánh giá nội bộ.
  • Hồ sơ xem xét của lãnh đạo.

Tài liệu liên quan:

  • 0085: Thủ tục kiểm soát hồ sơ

PHỤ LỤC 2: MA TRẬN TRÁCH NHIỆM

 

ĐK Nội dung Ban TGĐ ĐDLĐ/Ban ISO PhòngTCHC Phòng kế toán Phòng KHKD Bộ phận SX Phòng QLCL Bảo trì
4.1 Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường  C H H H H H H H
4.2 Chính sách môi trường  C H H H H H H H
4.3.1 Khía cạnh môi trường  H C H H H H H H
4.3.2 Yêu cầu về pháp luật & yêu cầu khác H C H H H H H H
4.3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường  C C H H H H H C
4.3.4 Chươnng trình quản lý môi trường  C H H H H C H H
4.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm C H H H H H H H
4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực H C H H H H H H
4.4.3 Thông tin liên lạc H C H H H H H H
4.4.4 Tư liệu của hệ thống quản lý môi trường  H C H H H H H H
4.4.5 Kiểm soát tài liệu H C H H H H H H
4.4.6 Kiểm soát điều hành H C H H H H H H
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp C C C C C C C C

 

4.5.1 Giám sát và đo H C H H H H H H
4.5.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa C C C C C C C C
4.5.3 Hồ sơ H C H H H H H H
4.5.4 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường  H C H H H H H H
9.3 Xem xét của ban lãnh đạo C H H H H H H H

 GHI CHÚ: C: Trách nhiệm chính; H: Trách nhiệm hỗ trợ (Phụ).

 

Công ty TNHH HB Polytechnic  cung cấp các dịch vụ về đào tạo và tư vấn ISO cho doanh nghiệp

Liên hệ Hotline: 0944 993 080 – email: hb.polytechnic@gmail.com để được tư vấn miễn phí hoặc cung cấp thông tin các khóa học

Địa chỉ:

Trụ Sở       : Thôn Vực, Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội

Chi Nhánh : Trường Cao Đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội- Nhuệ Giang, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Từ khóa: , , , , , , , , , , , , , ,