SỔ TAY AN TOÀN – SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ. ISO 45001:2018

MỤC LỤC
Lời nói đầu…………………………………………………. 4

Yêu cầu chung……………………………………………. 7

Kiểm soát rủi ro nhà máy điện tuabin khí……. 12

1. Hệ thống cấp nhiên liệu khí (Gas)………….. 12

2. Hệ thống cấp nhiên liệu dầu (Distilled Oil). 13

3. Hệ thống kho, cảng tiếp nhận dầu………….. 15

4. Hệ thống nhớt điều khiển (thủy lực)……….. 18

5. Nơi có nhiệt độ cao……………………………… 22

6. Nơi có áp lực cao………………………………… 25

7. Nơi có độ ồn cao…………………………………. 27

8. Máy phát điện…………………………………….. 27

9. Sân phân phối, trạm biến áp………………….. 29

10. Máy bơm điện áp cao…………………………. 31

11. Các thiết bị truyền động……………………… 33

12. Làm việc trong không gian chật hẹp……… 34

13. Làm việc tại kênh, tháp nước làm mát…… 36

14. Làm việc trên cao………………………………. 38

15. Làm việc tại khu vực hố sâu, đào đất……. 40

16. Hệ thống điều khiển và chữa cháy bằng CO2…………………………………………………………….. 41

17. Tháo lắp thiết bị nhà máy điện…………….. 43

18. Phòng điều khiển và Văn phòng…………… 46

19. Gian ắc qui và thiết bị nạp điện……………. 48

Làm việc với thiết bị điện…………………………… 50

1. Khoảng cách an toàn điện…………………….. 50

2. Biện pháp an toàn điện…………………………. 51

3. Làm việc tại thiết bị điện………………………. 54

4. Thao tác đóng / cắt điện……………………….. 55

5. Đóng máy cắt hoặc cầu giao cách ly………. 55

Dụng cụ, thiết bị phục vụ sửa chữa……………… 56

1. Yêu cầu chung……………………………………. 56

2. Sử dụng máy mài hai đá……………………….. 58

3. Sử dụng máy mài cầm tay…………………….. 59

4. Sử dụng máy cắt………………………………….. 60

5. Sử dụng máy khoan đứng……………………… 60

6. Sử dụng máy tiện…………………………………. 61

7. Sử dụng máy hàn điện………………………….. 62

8. Sử dụng thiết bị hàn bằng khí hóa lỏng……. 64

9. Sử dụng xe, thiết bị nâng hạ………………….. 66

Bảo vệ môi trường và VSATTP………………….. 71

1. Khái niệm về bảo vệ môi trường……………. 71

2. Quản lý chất thải, nước thải…………………… 72

3. Vệ sinh, an toàn thực phẩm…………………… 74

An toàn hóa chất………………………………………. 76

1. Bảo quản hóa chất……………………………….. 76

2. Vận chuyển hóa chất……………………………. 77

3. Sử dụng hóa chất…………………………………. 78

4. Các quy định về cảnh báo, dấu hiệu nhận dạng……………………………………………………… 79

5. Hóa chất sử dụng trong NMĐ Tuabin khí .. 82

Sơ cấp cứu………………………………………………… 90

1. Cấp cứu cho người bị điện giật………………. 90

2. Cấp cứu người bị ngã trên cao……………….. 92

3. Cấp cứu người bị thương tích…………………. 93

4. Sơ cấp cứu khi nhiễm hóa chất………………. 93

Lời kết……………………………………………………… 95

 

 

 

 

 

      LỜI NÓI ĐẦU
Việc hình thành thói quen an toàn lao động là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho người lao động phòng ngừa được sự cố, tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Do vậy, sẽ có một số yêu cầu buộc người lao động phải tự giác tuân theo hằng ngày, trước, trong và sau mỗi công việc, để hình thành thói quen đó và để bảo vệ an toàn cho chính người lao động, cho nhà máy.

Tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết ở mức tối thiểu và chung nhất về các nguy cơ có thể xảy ra sự cố, rủi ro cho người, thiết bị và môi trường nhà máy. Đồng thời, đưa ra các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và môi trường trong quá trình vận hành, sửa chữa hay bảo quản, bảo dưỡng các chất liệu, vật tư, thiết bị của nhà máy điện Tuabin (Turbine) khí.

Tài liệu này không thể đề cập được hết tất cả các nguy cơ, các tình huống dẫn đến sự cố, rủi ro xảy ra một cách bất thường hay do những bất cẩn của người lao động và nằm ngoài phạm vi cung cấp thông tin của cuốn sổ tay này.

Việc để xảy ra sự cố, rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người lao động, đó là ở trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và mức độ tập trung vào công việc trong khi thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác, phụ thuộc vào kết quả quan sát, nhận diện và đánh giá rủi ro của người lao động (ngoài nhận diện và đánh giá rủi do của người cho phép công tác, người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn) và phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe, tinh thần của người lao động trong khi thực hiện công việc.

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã thiết lập và công bố Chính sách An toàn – Sức khỏe – Môi trường của Tổ chức nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các sự cố, rủi ro có thể gây thương tích hay có hại đối với sức khỏe con người, gây thiệt hại về tài sản, tác động đến môi trường và cam kết thực hiện các biện pháp sau:

1/ Tuân thủ Luật pháp và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Bảo đảm các hoạt động và các dịch vụ của mình đáp ứng đạt chuẩn mực công nghiệp được thừa nhận;

2/ Cung cấp nguồn lực, hệ thống các quy trình cần thiết để thiết lập và duy trì mức rủi ro thấp nhất về AT-SK-MT. Kiểm soát các yêu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại tài sản, tổn thất sản xuất và tác động đến môi trường;

3/ Tạo thuận lợi cho việc trao đổi với cán bộ, công nhân viên, nhà thầu, khách hàng, nhà cung cấp và những người có liên quan đến vấn đề cải thiện công tác AT-SK-MT. Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác AT-SK-MT. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình, quy phạm.

4/ Đào tạo cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty các kiến thức về công tác AT-SK-MT phù hợp với công việc mà họ đảm nhận.

5/ Đảm bảo kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được xây dựng và duy trì có hiệu quả, đủ năng lực ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp;

6/ Định kỳ kiểm tra, xem xét, đánh giá công tác quản lý và kết quả thực hiện công tác AT-SK-MT để không ngừng cải tiến.

Mọi cá nhân trong Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm cùng lãnh đạo các cấp xây dựng và duy trì văn hóa An toàn – An ninh – Hiệu quả để thực hiện thành công chính sách này.

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cũng hy vọng rằng hệ thống quản lý AT-SK-MT của các đối tác phù hợp với chính sách nói trên nhằm thực hiện tốt công tác AT-SK-MT vì lợi ích đôi bên và của cả cộng đồng.

 

  1. Phạm vi công việc mà người lao động được phép: Thông điệp đầu tiên và rất rõ ràng để đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường và sau cùng để đạt mục tiêu văn hóa an toàn “không tai nạn” trong toàn Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam nói chung và tại các Nhà máy điện Tuabin khí nói riêng: Tất cả mọi người đều phải làm việc trong ranh giới “Tam giác an toàn”. Tam giác an toàn được giới hạn bởi: Luật pháp / Chính sách và quy trình / Đào tạo và kỹ năng.

Nếu có ai đó quyết định vượt ra ngoài ranh giới tam giác an toàn, người đó sẽ vi phạm và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Không có ai bị buộc phải vượt ra bên ngoài tam giác này, vì thế, nếu có ai đó yêu cầu người lao động vượt ranh giới, người lao động có quyền dừng công việc, vì “Tại các công trường và nhà máy điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam không có việc gì quan trọng và cấp bách đến mức chúng ta không thể thực hiện công việc đó một cách an toàn”.

Tam giác an toàn là một công cụ rất hữu hiệu cho những người lao động mới vào làm việc lần đầu và ngay cả với người đã có nhiều năm công tác. Bởi vì, khi người lao động bị yêu cầu làm việc gì đó mà chưa được huấn luyện, trang bị các kiến thức cần thiết về an toàn trong lĩnh vực này, người lao động có quyền nói rằng như vậy là vượt ranh giới về “Đào tạo và kỹ năng”. Hoặc khi người lao động bị yêu cầu “làm tắt”, người lao động có quyền nói rằng như vậy là vượt ranh giới về “Quy trình”, …

  1. Yêu cầu người lao động cần phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề và có trạng thái tinh thần, sức khỏe phù hợp với công việc được giao; đã được học Nội quy, được kiểm tra và cấp thẻ An toàn / xác nhận là An toàn viên, mới được phép thực hiện các công việc ở trong nhà máy điện.
  2. Trước khi bắt tay vào bất kỳ công việc gì, người lao động cần phải xem xét lại tất cả các vấn đề có liên quan, tự kiểm tra và khẳng định chắc chắn rằng công việc đó được thực hiện trong những điều kiện như sau:
  3. Với công việc thuộc Quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, người lao động phải nắm vững, có đủ năng lực thực hiện và thành thạo quy trình đó.
  4. Với công việc không thuộc Quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, mỗi công việc chỉ được thực hiện khi có Phiếu công tác hay Lệnh công tác, Phiếu thao tác;

– Khi nhận Phiếu công tác,Phiếu thao tác hay Lệnh công tác, Người lao động cần phải đọc kỹ để hiểu rõ, có quyền thắc mắc và được phép yêu cầu Người ra lệnh/Người cấp phiếu/Người cho phép làm việc giải đáp các nội dung còn chưa rõ;

– Người lao động có quyền từ chối lệnh công tác nếu thấy rằng khi thực hiện lệnh đó có thể sẽ gây ra tai nạn cho mình, cho người khác hoặc gây ra sự cố thiết bị, môi trường nhà máy; lệnh đó là vi phạm quy định của nhà nước, vi phạm quy trình, nội quy hay quy định an toàn của đơn vị. Sau khi từ chối công tác, người lao động phải báo cáo sự việc với người có thẩm quyền cấp cao hơn.

  1. c) Các điều kiện, biện pháp để đảm bảo an toàn đã được thực hiện đầy đủ và phù hợp với Quy trình vận hành, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị hoặc phù hợp với nội dung công việc trong Phiếu công tác, Phiếu thao tác hay Lệnh công tác. Đã được trang bị các PTBVCN đáp ứng tiêu chuẩn và người lao động đã sử dụng chúng đầy đủ. Người lao động có quyền đề nghị bổ sung thêm điều kiện, biện pháp hoặc trang bị thêm thiết bị, dụng cụ để đảm bảo an toàn, nếu thấy cần thiết.
  2. d) Người lao động được phép rời bỏ vị trí làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra sự cố/tai nạn cho mình. Nhưng ngay sau đó, phải báo cáo kịp thời cho người phụ trách hoặc người giám sát an toàn và chịu dưới sự chỉ đạo của người có trách nhiệm tham gia thực hiện các biện pháp, các hành động xử lý, khắc phục, phòng ngừa.
  3. e) Cần phải không ngừng quan sát, nhận định, đánh giá diễn biến của tất cả các mối nguy hiểm/rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn và phải nắm rõ lối/cách thoát hiểm;
  4. Thực hiện công việc một cách bình tĩnh, tập trung và chắc chắn.
  5. Không sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị đã bị hư hỏng hoặc chưa được phép sử dụng (quá kỳ hạn kiểm định hoặc chưa được kiểm định).
  6. Công tác thông tin liên lạc trong nhà máy điện đòi hỏi phải luôn thông suốt. Các tín hiệu đo lường, điều khiển và bảo vệ phải đảm bảo tin cậy.
  7. Cấm người lao động sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích khác trong khi làm việc. Người vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị chuyên dụng hoặc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng, bảo quản các chất liệu nguy hiểm (chất dễ cháy nổ hoặc hóa chất độc hại); làm việc trên cao; làm việc gần thiết bị điện; gần thiết bị áp lực, truyền động;…cần phải được người phụ trách kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe, tinh thần xem có biểu hiện bất thường nào hay không, trước khi cho phép bắt đầu công việc.

 

1.      HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU KHÍ  (Gas)
·         Nguy cơ: Rò rỉ nhiên liệu khí (Gas) ảnh hưởng tới môi trường không khí nhà máy và dẫn đến sự cố cháy nổ gây thiệt hại sản xuất, tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người.

 

·         Biện pháp an toàn:

–          Hệ thống PCCC cho hệ thống cấp nhiên liệu khí phải luôn sẵn sàng hoạt động;

–          Định kỳ, diễn tập phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu khí;

–          Phân công lao động phù hợp, chỉ bố trí những người có chuyên môn, đã được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và thành thạo phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu khí để làm việc tại khu vực này;

–          Thường xuyên kiểm tra hệ thống gas nhằm kịp thời phát hiện ngay từ ban đầu hiện tượng rò rỉ khí gas. Khi xảy ra rò rỉ khí Gas, cần nhanh chóng thực hiện biện pháp cô lập nguồn khí gas, xử lý thông gió để hạn chế nồng độ khí gas tồn tại trong dải dễ cháy nổ, cách ly hoặc loại trừ tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện, tia lửa điện và kịp thời báo cáo cấp trên để triển khai phương án PCCC, kế hoạch ƯCTHKC và xử lý chỗ rò rỉ.

  1. HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU DẦU (Distilled Oil)
·         Nguy cơ:

–          Rò rỉ nhiên liệu dầu (Distilled Oil /Diezel) dẫn đến sự cố cháy nổ gây thiệt hại sản xuất, tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người, tác động xấu tới môi trường.

–          Ngoài ra, hệ thống chứa chất lỏng có áp suất cao cũng rất nguy hiểm, không chỉ do phụ kiện, vật liệu, chất liệu thể rắn bắn ra mà tia chất lỏng có áp suất cao phun ra cũng có thể gây sát thương cho người (đầu ra của máy bơm đầu cao áp có áp suất đến 90 bar).

 

·         Biện pháp an toàn:

–          Hệ thống PCCC và hệ thống ứng phó sự cố tràn dầu luôn phải sẵn sàng hoạt động;

–          Định kỳ diễn tập phương án PCCC, phương án ứng cứu tình huống khẩn cấp (ƯCTHKC) đối với toàn bộ hệ thống cấp nhiên liệu dầu (từ cầu cảng, hệ thống đường ống trong kho, bể chứa, đến đường ống và máy bơm dầu cấp cho Tuabin khí);

–          Bố trí người có chuyên môn hoặc đã được huấn luyện về PCCC và thành thạo phương án PCCC đối với hệ thống cấp nhiên liệu dầu để làm việc với hệ thống này;

–          Cần có các biện pháp ngăn ngừa, cô lập và thu gom các nguồn dầu rò rỉ hoặc tràn ra từ bể chứa, đường ống, máy bơm dầu,…và thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng chống rò rỉ trong toàn bộ hệ thống cấp dầu.

–         Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu dầu nhằm kịp thời phát hiện ngay từ đầu hiện tượng rò rỉ dầu. Khi xảy ra rò rỉ dầu, cần nhanh chóng thực hiện biện pháp cô lập nguồn dầu phát thải, cách ly hoặc loại trừ tất cả các nguồn nhiệt, nguồn điện, tia lửa điện và kịp thời báo cáo cấp trên để triển khai phương án PCCC, kế hoạch ƯCTHKC và xử lý chỗ rò rỉ, bục vỡ.

3.      HỆ THỐNG KHO, CẢNGTIẾP NHẬN DẦU
·         Nguy cơ:

–          Bục hoặc rò rỉ từ đường ống tiếp nhận dầu, từ bể chứa dầu hoặc từ tầu/xà lan chở dầu.

–          Tràn dầu từ bể chứa.

–          Cháy nổ ở những khu vực có nhiên liệu dầu bị bục, rò rỉ hoặc tràn ra từ bể chứa, xà lan hoặc ở chính tầu/xà lan chở dầu khi có một trong các nguồn nhiệt, tia lửa điện, phóng tĩnh điện, sét,… tác động.

–          Phóng tĩnh điện gây cháy nổ trong đường ống bơm chuyển hoặc trong bể chứa.

–          Trơn trượt, ngã ở trên sàn thao tác của cầu tầu và ngã xuống sông,…

–          Tác động đến môi trường: Dầu ngấm vào đất, tràn ra sông,…, gây nguy hại cho sức khỏe con người và cho môi trường sinh thái.

 

·         Biện pháp an toàn

–          Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nhập dầu từ tầu/xà lan vào bể chứa, đảm bảo tránh tràn, vãi (cô lập chất cháy) và hạn chế việc tạo ra tĩnh điện do ma sát, tích lũy tĩnh điện và phóng tĩnh điện rất nguy hiểm.

–          Việc tạo ra tĩnh điện do ma sát và phóng tĩnh điện là hoàn toàn có thể xảy ra trong đường ống và trong bể chứa khi bơm tiếp nhận dầu. Do đó, phải rất lưu ý đến vận tốc bơm dầu vào bể chứa, không được phép vượt quá 7 m/s và nhất là khi miệng ống nhập còn nằm cao hơn mức dầu hiện có trong bể. Đồng thời, mỗi khi tầu/xà lan vào cấp dầu, phải thực hiện biện pháp nối tiếp đất cho xà lan và cho đường ống bơm chuyển nhiên liệu với hệ thống tiếp đất của cầu tầu (để hạn chế việc tích lũy tĩnh điện trong quá trình bơm chuyển dầu từ tầu lên bể chứa – làm triệt tiêu dần tĩnh điện).

–          Các mối ghép nối đường ống giữa cầu tầu và xà lan cần phải đảm bảo chắc chắn, đúng quy cách kỹ thuật để trách rò rỉ hoặc bục, tuột tại các mối ghép nối này (để ngăn ngừa chất dễ cháy tràn ra ngoài môi trường).

–          Cầu tầu phải đảm bảo đúng thiết kế đã được duyệt, được chiếu sáng đầy đủ cho làm việc và bảo vệ vào ban đêm, có lan can, sàn cầu phải có độ nhám chống trơn trượt,…, thường xuyên bảo dưỡng, chống rỉ mòn hệ thống cầu cảng và đường ống tiếp nhận dầu nhiên liệu.

–          Định kỳ diễn tập phương án PCCC, phương án ứng cứu sự cố dầu tràn (ƯCSCDT) đối với hệ thống kho, cảng tiếp nhận dầu.

–          Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý dầu tràn, xử lý nước thải nhiễm dầu và xử lý nước trên bề mặt kho, phải đảm bảo nước thải sau xử lý đều phải đạt các tiêu chuẩn môi trường.

4.    HỆ THỐNG NHỚT ĐIỀU KHIỂN (Thủy lực)
4.1. Hệ thống nhớt bôi trơn, nâng trục, trở trục

(Trở trục: Xoay trục để giảm dần và đồng nhất nhiệt độ giữa trục và gối đỡ trước khi xuống máy, dừng máy)

·         Nguy cơ:

–          Do yêu cầu của áp suất nhớt trong hệ thống rất cao, ví dụ: tại nhà máy điện Cà Mau: 155 ± 10 bar; Tại nhà máy Nhơn Trạch 1: 190 ± 10 bar. Do đó, ngoài những nguy hiểm của hệ thống áp lực nói chung, hệ thống này còn có mối nguy hiểm sau đây:

–          Khi áp suất của nhớt nâng trục, trở trục và bôi trơn không đảm bảo (có thể bị rò rỉ, bục vỡ, lọt khí, hoặc bào mòn, hư hỏng phần cơ khí của máy bơm, do chất lượng dầu nhớt,…), tùy thuộc vào mức độ không đảm bảo đó có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhiệt độ rất cao tại các ổ trục Tuabin – máy phát (Bình thường nhớt nâng trục tại ổ trục có nhiệt độ là 71oC) và sẽ gây ra cháy tại ổ trục, cháy lan hoặc gây ra sự cố khác trong tổ hợp tuabin- máy phát điện,

–          Gây Trip máy hoặc không thể khởi động được Tuabin (gây tổn thất về kinh tế) khi không đảm bảo các thông số vận hành hệ thống nhớt.

 

·         Biện pháp an toàn:

–          Thực hiện vận hành hệ thống nhớt đúng theo quy trình vận hành hệ thống nhớt bôi trơn, nâng trục, trở trục.

–          Thường xuyên kiểm tra hệ thống nhớt và kiểm tra đột xuất khi có biểu hiện thông số bất thường để sớm phát hiện ra các vị trí bị rò rỉ hoặc bị chèn, tắc, không để áp suất nhớt tăng/giảm vượt ra ngoài dải áp suất cho phép làm việc, gây sự cố tổ hợp tuabin-máy phát và làm hư hại đến các thiết bị phụ trợ khác hoặc gây nguy hiểm cho người vận hành.

–          Cần cô lập nguồn điện, nguồn nhiệt với khu vực có nguy cơ nhớt bị rò rỉ trong hệ thống nhớt bôi trơn, nâng trục, trở trục. Biện pháp cô lập phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện bởi người có chuyên môn về an toàn và PCCC.

–          Khi có rò rỉ, vương vãi dầu nhớt ra sàn, nền gian máy phải tiến hành lau chùi sạch sẽ, trách cho những người đi lại trong khu vực này bị trơn trượt ngã. Giẻ lau dính dầu mỡ hoặc chất hút dầu đều phải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định.

–          Công việc xử lý những điểm bị rò rỉ trên hệ thống nhớt phải được thực hiện theo kế hoạch hoặc theo lệnh của lãnh đạo nhà máy.

4.2. Hệ thống nhớt kiểm soát GT

(Điều khiển các van cấp nhiên liệu dầu, gas và van cấp gió nén IGV, van thoát hỗn hợp khí đốt khi xuống máy)

·         Nguy cơ:

–          Do áp suất của nhớt điều khiển các van cấp nhiên liệu, van cấp gió nén cao, định mức: 155 ± 10 bar (tại NMĐ Cà Mau) và 40 ± 8 bar (tại NMĐ Nhơn Trạch 1). Do đó sẽ có những nguy cơ của hệ thống áp lực và mối nguy sau đây:

–          Khi áp suất của nhớt trong hệ thống không đảm bảo (có thể do rò rỉ, lọt khí hoặc hoạt động không đồng bộ, do bào mòn, hư hỏng phần cơ khí trong máy bơm,…) dẫn đến vừa tạo ra môi trường dễ cháy vừa làm suy giảm/mất áp suất nhớt, gây nên việc điều khiển không chính xác, sai lệch hoặc làm suy giảm công suất, hiệu suất nhà máy và có thể dẫn đến sự cố tổ hợp máy phát điện (ở dạng Trip máy hoặc sẽ không khởi động được), nguy hiểm cho người vận hành.

·         Biện pháp án toàn:

–          Thực hiện vận hành đúng theo quy trình vận hành hệ thống nhớt kiểm soát Tuabin khí GT (thuộc hệ thống nhớt thủy lực).

–          Thường xuyên kiểm tra hệ thống nhớt và kiểm tra đột xuất khi có biểu hiện thông số bất thường để sớm phát hiện các vị trí bị rò rỉ hoặc vị trí bị chèn, tắc để xử lý, tránh việc áp suất tăng/giảm vượt ra ngoài dải áp suất cho phép làm việc, không điều khiển được các van kiểm soát Tuabin nêu trên hoặc sẽ gây ra sự cố cho nhà máy, gây nguy hiểm cho người vận hành.

–          Cần cô lập nguồn điện, nguồn nhiệt với khu vực có nguy cơ bị rò rỉ nhớt trong hệ thống nhớt điều khiển. Biện pháp cô lập phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện bởi người có chuyên môn về an toàn và PCCC.

–          Khi có rò rỉ, vương vãi dầu nhớt ra sàn, nền gian máy phải tiến hành lau chùi sạch sẽ, trách cho những người đi lại trong khu vực này bị trơn trượt ngã. Giẻ lau dính dầu mỡ hoặc chất hút dầu đều phải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định.

5.    NƠI CÓ NHIỆT ĐỘ CAO
(Tại buồng đốt gian tuabin khí, gian Tuabin hơi và dọc theo các tuyến hơi cao áp, trung áp, buồng sấy hơi, lò thu hồi nhiệt,…)

·         Nguy cơ: Việc vô ý chạm vào các bề mặt hay các phần thiết bị bị lộ ra (bị mất lớp bảo ôn) có nhiệt độ rất cao có thể dẫn đến bỏng nghiêm trọng. Ngoài ra, khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ trung bình cao có thể gây choáng, ngất.

 

·         Biện pháp an toàn:

–          Luôn phải sử dụng găng tay cách nhiệt phù hợp khi thao tác trên các van, đường ống có nhiệt độ cao.

–          Cần lưu ý đến các biển cảnh báo nơi có nhiệt độ cao ở tại các khu vực thao tác và chỉ được phép di chuyển trong phạm vi là hành lang an toàn đến các thiết bị có nhiệt độ và áp lực cao.

–          Thận trọng với những vị trí có thể có nhiệt độ tăng bất thường (chỗ bục hoặc rò rỉ khí đốt, hơi, nước có nhiệt độ cao) và luôn phải làm việc có từ 02 người trở lên ở những khu vực như buồng đốt, buồng xấy và dọc tuyến khí/hơi có nhiệt độ cao.

–          Thực hiện cô lập chỗ rò rỉ khí đốt, hơi, nước có nhiệt độ cao hoặc treo, gắn biển cảnh báo tại các vị trí đó trong khi chưa kịp xử lý, khắc phục.

–          Cần phải rời ra xa các nguồn bức xạ có nhiệt độ cao khi cảm thấy cơ thể khó chịu, ngột ngạt khó thở và báo cáo với người quản lý, điều hành. Nếu có người bị ngất thì cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, sơ cấp cứu và để nghỉ ngơi hồi phục hoặc đưa đến cơ sở y tế.

 

6.    NƠI CÓ ÁP LỰC CAO
(Đường thoát khí sau khi đốt/sinh công và đường xả by-pass, buồng sinh hơi, lò thu hồi nhiệt, đường hơi nước cao áp, trung áp, hạ áp)

·         Nguy cơ: Khi làm việc ở gần hoặc trên các thiết bị của hệ thống áp lực, người lao động phải luôn chú ý và thận trọng tối đa. Việc bục vỡ chỉ một chi tiết nhỏ có áp suất có thể giải phóng ra một lượng khí đốt hoặc hơi, nước rất lớn – Hệ thống áp lực trong nhà máy điện luôn có nguy cơ có thể giải phóng khí/hơi/chất lỏng với áp suất và nhiệt độ rất cao có thể gây thương tích hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

·         Biện pháp an toàn:

–          Luôn phải chắc chắn rằng các bộ phận, thiết bị nằm trong hệ thống áp lực đã được cô lập và được kiểm tra, gắn biển “Đã cô lập” trước khi bắt đầu các công việc tháo mở, sửa chữa trên hệ thống áp lực (ví dụ: Khi sửa chữa lớn bên hệ thống Tuabin hơi thì nên dừng bên Tuabin khí, mặc dù vẫn có các tấm che chắn khí đốt, dùng cho việc vận hành chu trình đơn – khi nhà máy chỉ chạy Tuabin khí).

–          Đảm bảo chắc chắn rằng áp suất của các bộ phận, thiết bị trong hệ thống áp lực đã được xả hết trước khi tháo, mở và thao tác sửa chữa trên hệ thống áp lực.

 

–          Đảm bảo rằng người lao động đã biết rõ về áp suất làm việc của hệ thống, giới hạn chịu áp suất của từng bộ phận, thiết bị và tất cả các thao tác trên hệ thống sẽ không làm áp suất bên trong vượt quá giá trị giới hạn cho phép.

–          Nghiêm cấm việc sửa chữa, ngăn rò rỉ trên các bộ phận, thiết bị đang chịu áp lực hoặc thực hiện việc gia nhiệt, hàn trên thiết bị đang chịu áp suất.

–          Nghiêm cấm việc cô lập hay làm mất tác dụng của các van an toàn trên hệ thống áp lực.

7.    NƠI CÓ ĐỘ ỒN CAO
·         Nguy cơ: Trong nhà máy điện Tuabin khí, tại một số khu vực có độ ồn cao hơn mức 75 dB, như gian máy tuabin khí/hơi và các van an toàn có độ ồn khá lớn, có thể gây ảnh hưởng đến thính lực khi tiếp xúc lâu dài.

·         Biện pháp an toàn:

–          Bắt buộc người lao động phải sử dụng nút bịt tai chuyên dụng đối với những người công tác quanh khu vực Tuabin, gần các van an toàn và gần đường xả by-pass.

–          Khi cảm thấy khó chịu, lập tức phải thông báo với người giám sát và rời khỏi khu vực đó để tránh thính lực chịu đựng quá ngưỡng cho phép gây suy giảm thính lực.

8.    MÁY PHÁT ĐIỆN
·         Nguy cơ :

–          Khu vực máy phát điện thường có nhiệt độ tương đối cao, có khả năng xảy ra sự cố chạm chập bên trong hoặc cháy máy phát điện.

–          Có nguy cơ tác động nhầm từ hệ thống chữa cháy dẫn đến tự động phun khí CO2 vào khu vực gian máy phát điện đang có người kiểm tra, hiệu chỉnh.

–          Khi có sự cố máy phát điện sẽ ảnh hưởng đến công suất và chất lượng điện phát ra hoặc có nguy cơ gây sự cố nhà máy điện, lưới điện.

–          Có thể bị điện giật trong khi vận hành, thay thế, hiệu chỉnh (chổi than/ kích từ) máy phát điện.

·         Biện pháp an toàn:

–          Tuân thủ đúng quy trình vận hành tổ hợp Tuabin -máy phát điện.

–          Hệ thống PCCC cho máy phát điện phải luôn sẵn sàng hoạt động.

–          Thường xuyên kiểm tra các thông số vận hành của máy phát điện để kịp thời xử lý và báo cáo cấp trên khi có thông số bất thường.

–          Khi kiểm tra máy phát điện phải thực hiện đúng quy trình và phải có biện pháp cơ khí để khóa hệ thống chữa cháy bằng CO2 cho khu vực này. Sau khi kiểm tra xong, trả lại trạng thái hệ thống chữa cháy như ban đầu.

–          Thường xuyên vệ sinh công nghiệp, đảm bảo sạch sẽ và không để các chất dễ cháy ở trong khu vực gian máy phát điện.

–          Việc kiểm tra chổi than trong khi máy phát điện hoạt động phải đeo găng tay có độ cách điện phù hợp và phải cài chặt găng tay vào cổ tay, đeo kính bảo hộ. Nghiêm cấm dùng tay (cả khi đã đeo găng tay cách điện) tiếp xúc đồng thời với hai điện cực khác nhau của máy phát điện.

–          Khi sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện: Đơn vị công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo, đặt rào chắn (nếu thấy cần thiết) quanh vùng làm việc để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác và cho cộng đồng (không để người không có nhiệm vụ vào khu vực có nguy cơ bị tai nạn). Cần chắc chắn rằng đã cô lập hoàn toàn các nguồn điện từ các nơi có liên quan có thể cấp điện trở lại các cuộn dây máy phát điện, như: Từ máy biến áp lực, máy biến áp tự dùng, máy phát điện dự phòng, các phụ tải trong nhà máy,…, phải thực hiện tiếp địa cho các cuộn dây máy phát điện và tuân thủ theo Phiếu công tác.

9.    SÂN PHÂN PHỐI, TRẠM BIẾN ÁP
·         Nguy cơ: Phóng điện do vi phạm khoảng cách an toàn; đứt dây lèo; sự cố các thiết bị liên quan và sự cố cháy, nổ tại máy biến áp; các thao tác nhầm cũng có thể gây ra sự cố.

·         Biện pháp an toàn:

–          Cần kiểm tra thường xuyên máy biến áp, sân phân phối nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của thiết bị (tiếng ồn, độ rung, sự tỏa nhiệt, màu sắc của các mối tiếp xúc dẫn điện, màu sắc của dầu máy biến áp, mối nối dây tiếp địa, sự phóng điện bề mặt sứ,…). Giám sát chặt chẽ các thông số vận hành của máy biến áp và các thiết bị, khí cụ điện của sân phân phối.

–          Những người không có nhiệm vụ, không được phép vào khu vực sân phân phối, trạm biến áp. Khi vào khu vực sân phân phối, trạm biến áp phải có từ 2 người trở lên. Mọi công việc trong đó chỉ được thực hiện theo nhiệm vụ chuyên môn đã được xác định trong quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc theo Lệnh công tác, Phiếu công tác, Phiếu thao tác.

–          Phải tuân thủ việc trang bị các thiết bị bảo vệ cá nhân theo đúng quy định, tuân thủ phạm vi công tác và khoảng cách an toàn điện.

–          Hệ thống PCCC cho sân phân phối, máy biến áp phải thường xuyên được kiểm tra và đảm bảo luôn sẵn sàng hoạt động.

10.  MÁY BƠM ĐIỆN ÁP CAO
(Máy bơm nước làm mát, bơm nước ngưng, máy bơm dầu chính và máy bơm chữa cháy sử dụng điện trung áp 6,6 KV)

·         Nguy cơ:

–          Điện áp cao, có nguy cơ bị phóng điện, ngắn mạch, rò điện gây điện áp bước,…;

–          Có thể bị mất pha gây sự cố lan truyền;

–          Có khả năng bị điện giật trong khi tiến hành sửa chữa, bão dưỡng.

–          Có các nguy hiểm về áp lực cao của chất lỏng (nước hoặc dầu nhiên liệu) trong hệ thống đường ống công nghệ, van và tác động cơ học tại cơ cấu truyền động quay.

·         Biện pháp an toàn:

–          Trong công tác thí nghiệm định kỳ: Phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ cho tất cả các phần tử trong hệ thống máy bơm điện trung áp (Phần điện: Từ máy cắt ở mạch cấp nguồn, cáp điện, đến động cơ; Phần cơ khí: từ máy bơm, van, đường ống), xử lý đảm bảo chất lượng cách điện của cáp điện, cuộn dây động cơ máy bơm; cài đặt, hiệu chỉnh chính xác thông số tín hiệu đo lường, điều khiển và bảo vệ; đảm bảo sự làm việc chắc chắn, tin cậy của hệ thống đo lường, bảo vệ.

–          Trong công tác vận hành: Phải thường xuyên theo dõi các thông số vận hành của động cơ, máy bơm, áp lực trong đường ống. Thường xuyên kiểm tra thực tế để sớm phát hiện các hiện tượng bất thường. Trục động cơ, máy bơm khi vận hành phải được trang bị các tấm che chắn cần thiết và người kiểm tra, giám sát vận hành luôn phải giữ khoảng cách an toàn đến các bộ phận chuyển động quay, đến các phần mang điện.

–          Trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng: Đơn vị công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo trước khi làm việc nhằm đảm bảo an toàn cho người công tác và cho cộng đồng. Đồng thời, phải đặt rào chắn (nếu thấy cần thiết) quanh vùng làm việc, sao cho người không có nhiệm vụ không đi vào khu vực rất dễ bị tai nạn. Trường hợp làm việc với đường cáp điện ngầm, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp nhằm tránh cho người có thể bị rơi xuống hố. Tuân thủ theo Phiếu công tác, Phiếu thao tác. Sử dụng trang, thiết bị an toàn đầy đủ và đúng quy định. Cắt nguồn điện của động cơ, thực hiện tiếp địa tại nơi làm việc và dùng mọi biện pháp để đề phòng có điện trở lại.

–          Đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng phải kéo Máy cắt cấp điện cho động cơ ra “Vị trí thí nghiệm/ sửa chữa” và treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.

–         Nếu động cơ có trung tính nối với trung tính của hệ thống điện thì phải tách điểm trung tính của động cơ khỏi hệ thống điện rồi mới tiến hành sửa chữa.

11.  CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN ĐỘNG
·         Nguy cơ: Các thiết bị truyền động bao gồm các động cơ, máy bơm, máy gia công cơ khí, thiết bị nâng/hạ, xe nâng vận chuyển vật tư thiết bị,… Khi làm các công việc với các thiết bị này có nhiều nguy cơ bị tai nạn và xảy ra tại các phần truyền động

·         Biện pháp an toàn:

–          Trước khi khởi động thiết bị truyền động phải kiểm tra tình trạng các thiết bị bảo vệ, động cơ phải đảm bảo hoạt động tốt. Các che chắn phải đầy đủ, đảm bảo an toàn và không bị hư hại; vị trí thao tác phải chắc chắn, gọn gàng, sạch sẽ.

–          Không được vận chuyển, di dời bất cứ vật gì đi ngang qua phía trên các phần truyền động trong khi máy móc, thiết bị đang hoạt động.

–          Không được chạm vào các phần quay, hoặc phần truyền động khi chưa được kiểm tra, đánh giá bởi người giám sát an toàn và cho phép thực hiện.

–          Không được thực hiện bất kỳ công việc gì trên máy móc, thiết bị khi thiết bị còn đang quay, đang chuyển động.

–          Không mặc áo quá rộng, quá dài; không quấn khăn quàng cổ, không đeo cà vạt, nhẫn hay găng tay không phải là loại bảo hộ. Nếu để tóc dài phải buộc chặt và cuốn hết vào bên trong mũ.

12.  LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN CHẬT HẸP
·         Nguy cơ: Làm việc trong không gian hẹp như bên trong các khối gia nhiệt, khối phụ, bên trong lò, v.v.. luôn mang đến nguy cơ bị ngạt do thiếu dưỡng khí hoặc bị nhiễm độc bởi các loại khí, hơi độc khác. Do đó, luôn phải thực hiện các biện pháp an toàn sau đây trước khi vào làm việc trong không gian trật hẹp.

·         Biện pháp an toàn:

–          Chắc chắn rằng không gian hẹp đã được thông gió và nếu thấy cần thiết phải yêu cầu bổ sung thêm thiết bị thông gió tạm thời.

–          Phải kiểm tra nồng độ khí ôxy và các loại khí độc trước khi bắt đầu công việc bên trong. Nồng độ ôxy trong khu vực làm việc phải nằm trong dải 19,5-21% và nồng độ khí độc, khí cháy nổ phải nằm trong giới hạn cho phép.

–          Chắc chắn rằng luôn có 01 người đứng ở bên ngoài vùng không gian làm việc để giữ liên lạc với người làm việc bên trong và để kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

–          Phải cô lập tất cả các nguồn năng lượng tại khu vực làm việc trật hẹp, như nguồn điện, nhiệt, cơ học, các chất khí/hơi dễ cháy nổ và khí độc….và khóa chắc chắn các bộ phận đóng/cắt điện của thiết bị điện có liên quan đến khu vực làm việc và phải thực hiện nối tiếp đất thiết bị điện, các phần kim loại ở bên trong vùng không gian làm việc, ngăn ngừa các nguồn năng lượng trên có thể xuất hiện trở lại gây mất an toàn cho khu vực làm việc.

–          Phải ngừng ngay công tác nếu hàm lượng dưỡng khí xuống thấp dưới mức cho phép và chờ đến khi thực hiện biện pháp tái lập hàm lượng ôxy tại khu vực làm việc về mức bình thường mới được tiếp tục công việc.

–          Trong quá trình hàn xì và sửa chữa có thể làm giảm rất nhanh hàm lượng ôxy và phát sinh các loại khí độc, khí cháy nổ trong không gian trật hẹp, do đó bắt buộc phải sử dụng thiết bị đo, giám sát các điều kiện không khí và thiết bị giám sát phải phát ra tín hiệu cảnh báo mỗi khi hàm lượng các thành phần khí không nằm trong giới hạn cho phép.

–          Sử dụng máy bộ đàm hoặc phương tiện truyền tin để giữ liên lạc với người làm việc bên trong. Lập danh sách ghi nhận thời gian và số người vào/ra với không gian hạn hẹp khi có số người vào làm việc từ 3 người trở lên.

–          Người giám sát và người làm việc phải nắm rõ các vị trí điện thoại gần nhất, nút ấn còi báo động và cách sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp.

13.  LÀM VIỆC TẠI  KÊNH, THÁP NƯỚC LÀM MÁT
·         Nguy cơ: Khu vực kênh nước làm mát (bao gồm từ cửa nhận nước đến nhà bơm nước làm mát, khu vực bể siphon, cửa xả) là những khu vực có nguy cơ va vấp, trượt ngã và chết đuối cao. Khi bị trượt ngã xuống lòng kênh, hầu như không thể tự thoát lên được.

 

·         Biện pháp an toàn:

–          Chỉ những người được phân công nhiệm vụ và có đủ năng lực thực hiện các công việc trong khu vực này mới được phép vào làm việc;

–          Đảm bảo rằng trong khi làm việc luôn có người giám sát ở bên ngoài và được hỗ trợ bởi các phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ, quần áo bảo hộ, giầy bảo hộ;

–          Luôn mang (mặc) áo phao bên ngoài và không được bước ra khỏi phạm vi lan can bảo vệ, trừ khi đã cài/móc dây an toàn;

–          Hệ thống chiếu sáng cho khu vực kênh nước làm mát phải đảm bảo liên tục từ 5 giờ chiều đến 6 giờ sáng và riêng với các khu vực phía trong nhà, hố bơm phải được chiếu sáng liên tục.

14.  LÀM VIỆC TRÊN CAO
·         Nguy cơ: Ngã từ trên cao xuống hoặc đánh rơi các dụng cụ, linh kiện, vật tư… xuống những người làm việc phía dưới.

·         Biện pháp an toàn

–          Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên và dây phải có độ dài phù hợp đảm bảo cho người không thể rơi tự do trong khoảng quá 2m và dây phải có độ bền, điểm móc dây phải ở phía cao hơn đầu người.

–          Nếu khu vực làm việc không có sẵn sàn thao tác thì phải trang bị giàn giáo đủ tiêu chuẩn: tay vịn, thang leo và thanh chặn chân. Ở những vị trí không thể lắp giàn giáo, thì phải sử dụng dây an toàn toàn thân và không được leo lên, xuống bằng đường ống và thiết bị có sẵn.

–          Chỉ được sử dụng các giàn giáo bằng thép, được lắp vững chắc và không bị hỏng hóc (như hình ảnh trên). Không được phép sử dụng giàn giáo làm bằng tre, các sợi thép cứng.

–          Không được để các dụng cụ nằm trên các lối đi lại hoặc đặt chúng lên cao (so với mặt sàn thao tác), các dụng cụ cầm tay phải được buộc dây và cố định tránh rơi rớt;

–          Phải sử dụng các lưới chặn để tránh các vật dụng từ trên cao rơi xuống phía dưới.

–          Không làm việc trên giàn giáo ngoài trời trong khi thời tiết xấu, mưa lớn, bão;

–          Khi đưa các dụng cụ, vật liệu, phụ kiện lên xuống phải dùng tời/cẩu, không được quăng, ném.

–          Khi làm việc bên dưới đường dây điện luôn phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến đường dây điện và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khoảng cách an toàn khi làm việc trong khu vực có điện.

–          Phía dưới khu vực có người làm việc trên cao, phải giăng dây để rào lại, tránh người không có nhiệm vụ đi vào và sử dụng biển cảnh báo “CÓ NGƯỜI LÀM VIỆC Ở TRÊN”.

–          Nếu phía dưới khu vực làm việc có các máy móc đang vận hành, có hệ thống đường ống dẫn dầu, gas, thùng chứa dầu hoặc cáp điện thì phải bảo vệ chúng bằng cách che chắn cẩn thận để ngăn không cho các xỉ hàn có nhiệt độ cao rơi từ trên xuống gây cháy nổ.

15.  LÀM VIỆC TẠI KHU VỰC HỐ SÂU, ĐÀO ĐẤT
·         Nguy cơ: Người có thể bị ngã rơi xuống hố, bị sạt lở đất hoặc sẽ phá hỏng cáp điện, đường ống dẫn khí gas, dẫn dầu, gây chạm chập điện….. Các công việc liên quan đến hố sâu, đào đất trong khuôn viên nhà máy điện chỉ được làm khi đã thực hiện các biện pháp an toàn sau:

·         Biện pháp an toàn:

–          Xác định rõ hiện trạng khu vực sẽ đào xới bao gồm những thiết bị, công trình ngầm hiện hữu nào hoặc nếu có các tuyến ống khí đốt, dầu nhiên liệu, tuyến cáp điện sẽ phải được cô lập (nếu thấy cần thiết);

–          Căng dây giới hạn và đặt biển báo hạn chế người qua lại khu vực này (đặc biệt với khu vực có xe cộ, người qua lại). Nếu làm việc vào ban đêm thì phải sử dụng đèn để báo hiệu khu vực làm việc;

–          Kiểm soát việc trượt, chuồi đất bằng các biện pháp cần thiết như chống đỡ, làm kè, làm sườn có độ dốc…;

–          Phải có biện pháp kiểm soát việc ngập nước và đảm bảo an toàn đối với đường dây điện phục vụ thi công hoặc đường điện đi ngang qua khu vực làm việc.

–          Độ sâu của hố trên 1,4 m thì được xem như khu vực đó là không gian hạn hẹp và cần phải kiểm tra nồng độ khí O2 và các khí độc hại.

16.  HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ CHỮA CHÁY BẰNG CO2
·         Nguy cơ: Gây ngạt hoặc bỏng lạnh nếu hít phải hoặc tiếp xúc. Khi xảy ra tác động nhầm từ hệ thống chữa cháy dẫn đến tự động phun khí CO2 vào khu vực cần chữa cháy đang có người kiểm tra, làm việc tại đó.

·         Biện pháp an toàn:

–          Trước khi tiến hành kiểm tra/làm việc trong phạm vi chữa cháy tự động của hệ thống khí CO2, cần có biện pháp an toàn bằng cách khóa các van và các đường ống dẫn đảm bảo cách ly nguồn khí CO2 đối với khu vự sẽ kiểm tra/làm việc, treo biển báo “Có người làm việc” tại các vị trí khóa. Khi công tác xong, phải tháo biển báo, trả lại trạng thái cũ của các van, đường ống chữa cháy bằng CO2.

–          Đảm bảo giữ thông tin liên lạc thông suốt giữa phòng điều khiển trung tâm/người chỉ huy công việc với người kiểm tra/làm việc trong phạm vi của hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO2.

17.  THÁO LẮP THIẾT BỊ  NHÀ MÁY ĐIỆN
–          Không được tiến hành bất kỳ công tác sửa chữa, bảo dưỡng nào trên thiết bị điện khi nguồn cấp điện chưa được cô lập, kể cả nguồn điện một chiều DC.

–          Đối với hệ thống thiết bị áp lực hay các thiết bị làm việc theo nguyên tắc thuỷ lực, phải chắc chắn hệ thống đã được cô lập, xả hết áp suất mới được thực hiện công tác tháo lắp.

–          Khi thao tác trong vùng buồng đốt, air inlet…hay bất kỳ vùng không gian chật hẹp nào, không nên sử dụng nguồn điện xoay chiều 220VAC để chiếu sáng tại chỗ. Nơi bắt buộc phải dùng nguồn điện xoay chiều 220 VAC thì dùng sau biến thế cách ly, hạ áp xuống mức điện áp thấp (36V, 42V). Nếu dùng trực tiếp điện 220 VAC để chiếu sáng thì phải có thiết kế được phê duyệt đảm bảo an toàn, không để có chỗ hở, đấu nối dây và phải sử dụng bị thiết bị chống rò điện, bảo vệ khi có chạm chập hoặc rò điện. Ngoài ra, việc kéo dải dây phải chú ý đến các vị trí có thể làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn và luôn phải có người giám sát an toàn.

–          Khi tiếp xúc với phần bảo ôn nhiệt, phải luôn đeo găng tay cách nhiệt và đeo khẩu trang để chống bụi.

–          Khi dùng hoá chất vệ sinh các chi tiết hoặc thử nghiệm NDT phải luôn đeo khẩu trang, kính, găng tay và quần áo bảo hộ.

–          Trước khi tháo phải kiểm tra trước bằng mắt các tình trạng sau:

+ Tình trạng rò rỉ của hệ thống dầu nhiên liệu, nhớt thuỷ lực, nhớt bôi trơn và các hư hỏng khác.

+ Tình trạng các mối nối ghép bằng mặt bích trên vỏ turbine, đường ống hơi, nhiên liệu,…có rò rỉ hoặc có các hư hỏng khác hay không?.

+ Tất cả các đường ống nhiên liệu, dầu mỡ, khi tháo ra phải được đậy kín, tốt nhất là bằng bích đặc. Khi lắp lại đường ống, cần vệ sinh sạch bề mặt lắp ghép và thông đường ống bằng gió nén.

–          Trong quá trình lắp ráp lại phải thay mới toàn bộ các O-ring, vòng chèn, gasket, các chốt khoá và các vòng đệm. Chỉ được sử dụng lại chúng trong trường hợp đã được hội đồng kỹ thuật cho phép bằng Biên bản.

–          Kiểm tra thường xuyên tình trạng dự phòng các thiết bị chuyên dụng và các vật tư thay thế được cung cấp từ nhà chế tạo tuabin khí, đảm bảo sẵn sàng cung ứng khi có yêu cầu.

–          Tất cả các máy móc, dụng cụ chuyên dụng phải được vận hành bởi công nhân, kỹ thuật viên đã qua đào tạo, có đủ năng lực thực hiện và được người giám sát kỹ thuật hoặc Người phụ trách chung cho phép vận hành. Việc vận hành các thiết bị này phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo và theo quy tình thao tác của nhà máy. Các máy móc, thiết bị và dụng cụ phải được thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra đảm bảo sẵn sàng hoạt động tốt.

–          Khi cẩu nâng vỏ ngoài của turbine và vành mang cánh tĩnh tuabin phải tuyệt đối duy trì vị trí thăng bằng theo phương ngang để không làm hỏng các chèn, cánh động và cánh tĩnh tuabin.

–          Khi xoay rotor để tháo hoặc lắp cánh động phải kiểm tra và giám sát tuyệt đối không còn người, không có các vật lạ hay chi tiết  nằm trên rotor hoặc gây ảnh hưởng đến rotor trong khu vực rotor tuabin. Trong quá trình xoay rotor chỉ được xoay theo chiều mà nó vận hành.

18.  PHÒNG ĐIỀU KHIỂN VÀ VĂN PHÒNG
·         Nguy cơ:

–          Làm việc tại Phòng điều khiển và Văn phòng tương đối an toàn hơn so với làm tại các khu vực khác trong nhà máy điện Tuabin khí. Tuy nhiên vẫn có thể có những tai nạn xảy ra từ các máy móc thiết bị điện (máy tính, cáp điện, cáp điều khiển, tủ điện, máy in, máy fax,…) hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tư thế, điều kiện lao động, bụi máy in,… hoặc bị tai nạn khi xảy ra cháy văn  phòng, phòng điều khiển.

–          Cháy do phóng điện khi tiếp xúc không tốt tại các ổ cắm gây cháy dây điện, thiết bị điện và các vật dụng, hồ sơ, giấy tờ để gần đường dây điện trong phòng điều khiển, trong văn phòng.

–          Khi dây điện bị sờm, mất lớp cách điện sẽ có nguy cơ bị điện giật khi chạm phải hoặc phóng điện giữa hai dây gây cháy các chất liệu, dụng cụ ở gần.

–          Ngoài ra, khi để dây điện kéo ngang qua lối đi có thể gây vấp ngã,…

·         Biện pháp an toàn:

–          Người không có nhiệm vụ không được phép vào trong phòng điều khiển và không được phép (với khách thăm quan, học tập) tác động vào bất kỳ nút ấn, công tắc, phím bấm nào ở bên trong phòng điều khiển trung tâm. Mọi người khi được phép có mặt tại phòng điều khiển đều phải chấp hành nghiêm túc Nội quy của phòng điều khiển.

–          Thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy đối với phòng điều khiển và văn phòng làm việc, ngay từ khâu thiết kế, xây dựng và trong quá trình sử dụng văn phòng, phòng điều khiển. Với văn phòng làm việc, phải tắt và rút tất cả các phích cắm điện ra khỏi ổ cắm, không để điện lưu qua đêm.

–          Không được sử dụng quá tải đường dây điện đã được thiết kế, lắp đặt trong văn phòng và phòng điều khiển (sẽ gây quá nhiệt, cháy dây điện và phóng điện sau đó).

–          Khi phát hiện những nguy cơ cháy nổ, phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để khắc phục và xử lý kịp thời. Với người nắm được quy trình khắc phục sự cố và có đủ năng lực thực hiện, có thể chủ động khắc phục, đồng thời thông báo cho người quản lý.

–          Làm theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị điện trong văn phòng làm việc và phòng điều khiển.

–          Các lối đi, lối thoát nạn của văn phòng và phòng điều khiển phải đảm bảo gọn gàng, không được để vật gì cản trở đến lối thoát nạn.

19.    GIAN ẮC QUY VÀ THIẾT BỊ NẠP ĐIỆN
  • Nguy cơ: Có thể bị tai nạn cho người, sự cố cho máy móc, thiết bị do tiềm ẩn nguy cơ axít có thể rơi vãi, gây cháy, nổ; dính, bám vào da, mắt, quần áo,…hoặc hít phải hơi axít.
  • Biện pháp an toàn:
  • Tránh làm rơi, đổ vỡ bình chứa axít trong quá trình vận chuyển, tra nạp và sử dụng axít.
  • Tuân thủ công tác vệ sinh công nghiệp và nắm được biện pháp sơ cứu khi bị nhiễm hóa chất.
  • Treo biển “Cấm hút thưốc”, “Cấm dùng bật lửa”,…trong buồng chứa ắc qui, axít và phải ghi rõ “ Buồng ắc quy ! Cấm lửa”.
  • Không được để các đồ vật làm cản trở đến việc thông gió, đến lối đi giữa các giá trong gian chứa ắc quy.
  • Khi vận chuyển bình axít, thực hiện theo biện pháp an toàn khi vận chuyển hóa chất và phải kiểm tra đường đi trước khi vận chuyển để tránh trơn, trượt ngã làm đổ vỡ bình chứa axít.

 

  1. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN ĐIỆN
–          Khi khoảng cách đến các phần mang điện xung quanh nơi công tác không đạt khoảng cách theo quy định ở Bảng 1 sau đây thì phải làm rào chắn để ngăn cách người và các vật dẫn điện của khu vực công tác với các phần mang điện.

Bảng 1_ Khoảng cách an toàn điện của khu vực công tác

Cấp điện áp ( KV) Khoảng cách  (m)
Đến 15 0,7
Trên 15 đến 35 1,0
220 2,5

–          Khoảng cách từ rào chắn đến các phần mang điện quy định như sau:

Bảng 2_Khoảng cách an toàn của rào chắn

Cấp điện áp (KV) Khoảng cách (m)
Đến 15 0,35
Trên 15 đến 35 0,6
220 2,5

–          Khi đo đạc, kiểm tra, đóng/cắt,…các phần đang mang điện, người lao động phải sử dụng các trang bị, dụng cụ bảo vệ cá nhân có điện trở cách điện phù hợp với cấp điện áp công tác. Trong khi làm việc, khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ thân thể người công tác và các vật dụng dẫn điện mang theo tới các phần mang điện phải đảm bảo khoảng cách tương tự như quy định ở Bảng 2.

  1. BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
a)      Khi làm việc trong khu vực có các thiết bị, đường dây điện, Người lao động phải rất lưu ý đến các khoảng cách an toàn điện nêu trên.

b)      Khi không thể cắt điện và người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn qui định tại Bảng 1 nêu trên thì phải làm rào chắn có khoảng cách an toàn như quy định ở Bảng 2.

c)      Người làm việc không được phép tiếp xúc ngay cả với sứ cách điện trong khi chưa cắt điện trên đường dây dẫn điện qua sứ, chưa làm các biện pháp an toàn như xả tích điện và thực hiện tiếp đất dây dẫn điện. Đối với người, dụng cụ bằng kim loại hay bằng vật liệu dẫn điện mang theo, không được đến gần dây dẫn vi phạm khoảng cách an toàn ở Bảng 2.

d)      Thiết bị nâng/hạ làm việc gần đường dây tải điện trên không phải đảm bảo các khoảng cách an toàn đến đường dây điện như sau:

–          1,5 m với đường dây có cấp điện áp đến 1kV.

–          2 m với cấp điện áp trên 1 đến 22 KV

–          5 m với đường dây có cấp điện áp 220 KV.

e)      Khi làm việc trên thiết bị điện thì thiết bị đó phải được cô lập, cách ly khỏi hệ thống điện và được tiếp địa đúng quy định.

f)       Các tủ điện cấp nguồn và dây điện di động tại nhà xưởng, công trường phải bố trí đảm bảo an toàn, cụ thể:

–          Tủ đặt tại nơi khô ráo, có dự phòng đến điều kiện mưa bão, mực nước dâng cao/ngập lụt và đặt ở nơi thoáng mát.

–          Nếu dùng cầu dao phân phối trong tủ thì phải lắp cầu chì bảo vệ đúng quy cách và cầu chì có dòng cắt phù hợp với phụ tải, với nguồn điện cung cấp.

–          Dây điện di động 220 VAC phải sử dụng dây có 2 lớp bọc cách điện, đầu dây phải có phích cắm hoặc dùng Automat. Cầu đấu hoặc ổ cắm phải đảm bảo tiếp xúc tốt và mối nối dây phải được quấn băng dính cách điện. không được để hở.

–          Dây dẫn điện không được kéo chồng chéo lên nhau và kéo chồng chéo lên các vật có cạnh sắc, các đường ống dẫn khí nén, đường ống dẫn nhiên liệu dầu, khí.

–          Khi dây dẫn điện kéo ngang qua đường đi lại phải có biện pháp che chắn bảo vệ dây: Đặt trong ống thép bảo vệ hoặc đặt trong rãnh, hào.

–          Khi làm việc trong các buồng bằng kim loại và kín như: Các nhà lọc gió, cửa hút gió, đầu thoát hơi của tua bin, ống khói, trong lò hơi,…chỉ nên sử dụng nguồn điện xoay chiều 24V; 42V qua biến thế cách ly để chiếu sáng hoặc dùng điện một chiều điện áp thấp (pin, ắc quy).

–          Hết giờ làm việc trong ngày phải cắt điện toàn bộ các tủ điện di động. Đối với các tủ cấp nguồn cho toàn bộ nhà xưởng thì cắt cầu dao phân phối từ tủ cấp (tổng).

g)      Khi sử dụng các bảng điện và dây dẫn di động phải tuân thủ:

–          Không được cắm điện không dùng phích cắm (dùng đầu dây cắm trực tiếp vào ổ điện).

–          Sử dụng dây dẫn có cách điện đúng với cấp điện áp và có tiết diện phù hợp với công suất của thiết bị tiêu thụ điện (phụ tải).

(Người lái cẩu để cẩu chạm vào đường dây điện cao thế 220 KV ngày 11/3/2010, tại T.p Đà Lạt)

  1. LÀM VIỆC TẠI THIẾT BỊ ĐIỆN
–          Phải cắt điện, làm tiếp địa để ngăn chặn điện dẫn đến chỗ làm việc, treo biển báo theo quy định.

–          Chỉ bắt tay vào làm việc khi thấy thiết bị điện đã hoàn toàn hết điện – Nhìn thấy các cầu dao dẫn điện, vị trí cơ khí trên Automat, trạng thái máy cắt ở vị trí cắt điện, đã có các bộ tiếp địa để chặn hết các khả năng dẫn điện đến thiết bị điện; tại thiết bị đã treo biển “cho phép làm việc” và người quản lý vận hành thiết bị đã cho phép làm việc.

 

  1. THAO TÁC ĐÓNG / CẮT ĐIỆN
–          Khi thao tác phải có hai người: một người giám sát / đọc phiếu thao tác và một người trực tiếp thao tác.

–          Trước khi thao tác phải kiểm tra các thiết bị liên quan và nơi thao tác một lần nữa.

–          Phải sử dụng đủ găng, ủng cách điện hoặc đứng trên ghế, thảm cách điện để đảm bảo an toàn.

–          Khi trời mưa to, nước chảy thành dòng trên dụng cụ đóng/cắt điện thì không được phép thao tác đóng/cắt điện ngoài trời.

  1. ĐÓNG MÁY CẮT, CẦU GIAO CÁCH LY
Tương tự như “Thao tác đóng, cắt điện” và thêm:

–          Phải kiểm tra các nhóm thiết bị, phụ tải có liên quan. Dây tiếp địa đã được thu hồi hết chưa? các nhóm công tác đã trả hết phiếu công tác và rút hết người chưa?.

–          Các thiết bị sắp được đóng điện có được phép cấp điện hay không? Nếu đóng máy ngắt điện thì có xảy ra sự không đồng bộ nào khác không?

–          Kiểm tra tên gọi, số thứ tự, ký hiệu của máy cắt sắp đóng xem có đúng theo phiếu thao tác hay không.

 

  1. YÊU CẦU CHUNG
·         Nguy cơ: Tại những máy công cụ, dụng cụ, thiết bị cầm tay hoặc được lắp đặt cố định như máy tiện, máy mài, máy khoan, máy hàn, máy cắt…, nếu như các biện pháp phòng ngừa không thỏa đáng, các che chắn cần thiết không đầy đủ hoặc đã bị hư hỏng, người lao động sẽ rất dễ bị tai nạn tại những phần truyền động hoặc nơi bị rò điện, có nhiệt độ cao, các vật cứng/sắc,…

 

·         Biện pháp an toàn:

–          Tại vị trí sử dụng các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác sửa chữa trong nhà máy điện đều phải có  “Bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị” của nhà sản xuất hoặc quy trình, trình tự thao tác máy móc thiết bị của đơn vị.

–          Các máy móc công cụ và dụng cụ thiết bị điện truyền động đều phải được che chắn đảm bảo an toàn, thiết bị điện phải được nối đất và các dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện tốt.  Khi phát hiện cơ cấu bảo vệ bị hư hỏng, không an toàn hoặc vỏ cách điện của dây điện bị trầy sước, người lao động phải báo cáo ngay với người phụ trách để có biện pháp khắc phục kịp thời.

–          Người lao động phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc như kính hoặc mặt nạ, găng tay, mũ, quần áo bảo hộ…và PT BVCN đó còn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, chưa bị hư hỏng, mất tác dụng.

–          Máy móc công cụ lắp đặt cố định phải chắc chắn và xung quanh vị trí làm việc phải xắp xếp, bố trí gọn gàng các dây điện, đường ống dẫn khí và các vật liệu, chi tiết gia công,…

–          Chỉ khởi động máy móc công cụ khi những người xung quanh đã ở khoảng cách an toàn và người sử dụng máy đã vào đúng vị trí thao tác.

 

  1. SỬ DỤNG MÁY MÀI HAI ĐÁ
·         Khâu bảo quản:

–          Đá mài phải được bảo quản đúng nơi qui định.

–          Không được làm rơi đá và không được dùng đá bị rơi và bị nứt mẻ.

·         Thao tác lắp ráp đá mài vào trục:

–          Đá mài phải đặt đồng tâm với lỗ đặt đá. Mặt sau đá phải tì sát với vòng đệm của vai trục. Mặt trước đá phải có vòng đệm sau đó mới ép vặn đai ốc vào.

–          Không sử dụng máy mài khi chỉ có một đá, hoặc chênh lệch đường kính giữa hai đá trên 40%.

–          Khi đá quay bị rung, phải dừng để kiểm tra, khắc phục.

·         Thao tác với máy mài.

–          Máy mài phải được lắp đặt vừa tầm đứng của công nhân và lắp trên bệ vững chắc

–          Khi mài không được tì chi tiết mài quá mạnh lên mặt làm việc của đá mài.

–          Chi tiết mài phải nằm trên bệ tì, bề mặt chi tiết đang mài phải cao hơn tâm của đá mài.

–          Những chi tiết có chiều dài nhỏ hơn 50mm không được mài bằng tay cầm trực tiếp chi tiết.

–          Không được đứng đối diện với hướng ly tâm của đá mài, phải đứng lệch một bên và ra phía ngoài của máy mài.

–          Phải cảnh giác phòng chống cháy.

  1. SỬ DỤNG MÁY MÀI CẦM TAY
·         Thao tác lắp đá mài vào trục:

–          Khi lắp đá mài vào máy mài cầm tay phải lắp đúng chiều của đá, đá và trục phải cùng kích thước lỗ, phải dùng chìa khoá chuyên dùng để siết đai ốc cho mặt sau của đá tì sát vào vai trục.

–          Không được dùng búa để đóng vào đai ốc.

·         Thao tác làm việc:

–          Khi mài hai tay phải nắm chặt máy mài: một tay nắm tay cầm (tay thuận); tay còn lại nắm vào phần sau của máy mài và ngón tay trỏ tì nhẹ lên công tắc. Khi mài cần chú ý:

–          Cấm không mài những chi tiết chưa kẹp chắc.

–          Chi tiết nhỏ  phải kẹp trên  Ê- tô

–          Phải dùng tấm tole che chắn, tránh làm nguy hiểm đến vùng lân cận

–          Phải cảnh giác phòng chống cháy.

  1. SỬ DỤNG MÁY CẮT
·         Thao tác lắp đá vào trục:

–          Phải kiểm tra đá trước khi lắp:

–          Đá cong vênh, nứt, mẻ hoặc tưa, mòn trên 40% đường kính ban đầu đều không được sử dụng;

–          Lỗ đá phải cùng kích thước với trục, mặt đá phải tì sát vòng đệm vai trục

–          Dùng chìa khoá chuyên dùng, không dùng búa đóng khi lắp đá mài vào trục.

·         Thao tác làm việc:

–          Khu vực đặt máy cắt kim loại phải được che chắn tránh làm nguy hiểm cho người làm việc và khu vực lân cận, cảnh giác phòng chống cháy.

–          Chi tiết cần cắt phải kẹp chắc chắn rồi mới cắt

–          Khi cắt cho đá chạm từ từ lên chi tiết cắt.

–          Cấm dùng đá cắt để mài chi tiết

  1. SỬ DỤNG MÁY KHOAN ĐỨNG
·         Vị trí lắp đặt:.

–          Máy khoan phải được lắp cố định trên sơ đồ thiết kế của xưởng sửa chữa và không làm ảnh hưởng đến các máy móc khác trong quá trình khoan.

–          Công nhân đứng thao tác phải có bục gỗ. Vỏ máy phải được tiếp đất an toàn đúng kỹ thuật

·         Thao tác:

Kiểm tra máy trước khi gia công:

–          Chi tiết khoan phải được kê gỗ và kẹp cứng trên bệ khoan

–          Mũi khoan phải lắp chặt và đồng tâm với trục khoan, dùng dụng cụ chuyên dùng, không được đóng, đối với mũi khoan lớn độ côn của mũi khoan phải có cùng độ côn của trục khoan

–          Tốc độ khoan phải phù hợp với đường kính mũi khoan và theo bản chỉ dẫn trên máy

–          Cấm khoan trực tiếp trên bề mặt nghiêng, mà phải dùng gá

–          Cấm dùng tay gạt phoi

  1. SỬ DỤNG MÁY TIỆN
·         Cách lắp đặt máy tiện trong xưởng sửa chữa

–          Máy tiện được lắp cố định ở vị trí thuận tiện trong gia công, không làm ảnh hưởng đến các máy móc khác. Đường tâm của máy hợp với lối đi của xưởng một góc 45o, để cho hướng ly tâm của những chi tiết quay lệch với vị trí đứng của công nhân của máy lân cận

–          Phải có bục gỗ để công nhân đứng thao tác

–          Vỏ máy phải dược tiếp đất đúng kỹ thuật.

·         Thao tác làm việc:

–          Chi tiết tiện phải được kẹp cứng trên mâm cặp

–          Trục dài gấp 5 lần đường kính phải có chống tâm.

–          Cắt nguồn điện rồi mới thao tác trên mâm cặp, không để cần xiết mâm cặp trên mâm cặp

–          Không dùng tay tiếp xúc với phoi tiện khi cắt gọt

–          Tốc độ cắt gọt phải phù hợp với đường kính chi tiết quay, đúng với bản chỉ dẫn trên máy

–          Đối với chi tiết lớn, phải dùng cần trục để gá lắp trên mâm cặp. ngoài chống tâm ra còn phải dùng cơ cấu con lăn để đở chi tiết

–          Khi cho máy tiện tự động phải tập trung chú ý vị trí của bàn xe dao với mâm cặp.

  1. SỬ DỤNG MÁY HÀN ĐIỆN
·         Vị trí để máy hàn:

–          Máy hàn phải đặt vững chắc và ở nơi khô ráo

–          Dây cáp điện phải có tiết diện đủ lớn, tránh bị quá dòng.

–          Cầu dao chính phải có cầu chì bảo vệ hoặc sử dụng Automat.

–          Vỏ máy phải được nối đất đúng kỹ thuật

·         Thao tác: Khi hàn chú ý những điều sau:

–          Phải giữ khoảng cách an toàn đối với khu vực cấm, cảnh giác phòng chống cháy nổ

–          Phải có biện pháp chống lửa hàn, sỉ hàn và người không liên quan đến công việc thì không được lại gần khu vực làm việc này;

–          Tại nơi làm việc, người thợ hàn nên dựng các tấm chắn được sơn bằng chất có hệ số phản xạ ánh sáng thấp, như oxít kẽm và nguồn sáng đen hoặc dựng các tấm bình phong cũng được sơn bằng chất có độ phản xạ ánh áng thấp. Người công nhân hoặc những người khác ở gần khu vực làm việc nên tự bảo vệ mình từ các tia ánh sáng hàn bằng các tấm bình phong chống cháy, đeo kính hoặc dùng các mo hàn để bảo vệ mắt;

–          Máy hàn nên đặt ở bên ngoài khu vực làm việc bị hạn chế, trật hẹp;

–          Khi ngừng công việc phải tắt máy hàn như khi nghỉ trưa hoặc hết giờ làm việc. Phải thu dọn dây và que hàn khỏi khu vực làm việc. Tháo que hàn  ra khỏi kìm cặp (mỏ hàn). Mỏ hàn phải được đặt cẩn thận tại nơi đã được cách điện.

–          Khi thực hiện xong công việc hàn người thợ hàn phải cảnh báo cho mọi xung quanh người nơi có nhiệt độ kim loại cao.

–          Tắt nguồn điện khi ngừng công tác hàn, cắt hoặc khi di chuyển máy.

–          Cấm hàn gần khu vực có các chất dễ cháy nổ.

–          Phải luôn có thiết bị chữa cháy tại nơi làm việc.

–          Khi tiến hành hàn điện tại khu vực ẩm ướt hay nơi có độ ẩm cao, người lao động phải sử dụng thêm một số dụng cụ bảo hộ chống điện giật như đi ủng cao su, đeo gang tay bằng da…

–          Cấm hàn trên thùng rỗng nếu chưa thông khí hoặc mở nắp bên trong trước khi hàn.

·         Khi hàn cắt kim loại trên mặt sàn bê tông:

–          Phải có vật liệu chịu nhiệt để kê lót, hứng đỡ kim loại lỏng nóng chảy của mối hàn, cắt, cách ly chúng với nền sàn bê tông xi măng, vì khi nhiệt độ cao, bê tông xi măng sẽ giãn nở gây nổ, bắn vào mặt, vào mắt và những người xung quanh gây tai nạn.

  1. SỬ DỤNG THIẾT BỊ HÀN BẰNG KHÍ HÓA LỎNG
·         Thiết bị hàn bằng khí hóa lỏng, yêu cầu phải có đầy đủ các bộ phận như:

–          Van an toàn chống cháy ngược

–          Đồng hồ đo áp suất

–          Ống mềm dẫn khí phải chịu được đúng áp suất yêu cầu và có đủ chiều dài cần thiết (từ 15 mét trở lên)

–          Bình khí ôxy và bình khí đốt hàn phải để đứng trên giá vững chắc.

·         Khi  thao tác:

–          Cấm để ống mềm dẫn khí đốt chạm vào chi tiết đang hàn.

–          Cấm để bất cứ vật gì đè lên ống mềm dẫn khí.

–          Phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực có nguy cơ cháy nổ

–          Khi áp suất khí ôxy trong bình giảm dưới mức cho phép thì không được hàn

–          Khi hàn xong phải khoá van chính của bình khí ôxy và bình khí đốt.

·         Khi sử dụng và vận chuyển các chai và bình chịu áp lực phải tuân thủ:

–          Không được sử các găng tay và giẻ lau có dầu mỡ đối để bê, khiêng các chai chứa ôxy;

–          Phải phân loại và bảo quản đúng nơi quy định, thoáng mát giữa các loại chai ôxy và chai khí đốt;

–          Khi vận chuyển các van chai phải được chụp bằng các chụp bảo vệ; Phải sử dụng các xe đẩy có giảm xóc; Không được lăn, kéo gây va chạm;

  1. SỬ DỤNG XE, THIẾT BỊ NÂNG HẠ
(1) Biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục:

–          Cáp buộc tải để cẩu phải được bảo quản tốt và sử dụng theo hướng dẫn của nhà chế tạo ghi trong CATALOG

–          Chiều dài, tiết diện, chất lượng dây cáp treo phải phù hợp, đúng chủng loại của thiết bị cần trục.

–          Khi nâng thiết bị, góc tạo bởi hai dây cáp treo đối xứng phải nhỏ hơn 90o

–          Khi móc cáp treo vào thiết bị phải móc đúng chỗ qui định của nhà chế tạo thiết bị.

–          Khi nâng và di chuyển dùng tốc độ thấp và dùng dây thừng cột giữ thêm để thiết bị không cho đung đưa, qua lại

–          Việc lắp tải trọng vào cẩu phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và thành thạo trong công việc.

–          Không được vận hành quá tải trọng tĩnh và động của thiết bị nâng.

–          Không được đứng dưới tải hoặc trên tải trong khi đang cẩu. Phạm vi an toàn theo chiều ngang phụ thuộc vào chiều dài cáp treo và kết cấu tải.

–          Phải kiểm tra tổng thể thiết bị cẩu trước khi sử dụng bao gồm phần điện, điều khiển và cơ khí.

–          Trước khi sử dụng thiết bị cẩu kéo vào công tác cần thực hiện các công việc sau:

Ø  Kiểm tra hành trình di chuyển cẩu, cao độ cẩu, tải trọng cẩu.

Ø  Kiểm tra các hư hỏng, mòn và các chức năng hoạt động của cẩu.

Ø  Kiểm tra tải trọng, số lượng của các dụng cụ móc cẩu (cáp, palang, maní, eyebolt…).

–          Phải lót những vật liệu mềm ở góc cạnh sắc, không để cáp tiếp xúc trực tiếp vào những chỗ đó.

–          Người vận hành cẩu tuyệt đối tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy cẩu. Trong trường hợp điều khiển cẩu bằng dụng cụ điều khiển từ xa, người vận hành cẩu phải thuần thục với tất cả các chức năng của các phím bấm hoặc cần gạt.

(2)  Biện pháp an toàn khi sử dụng xe nâng:

–          Cấm nâng thiết bị có khối lượng lớn hơn khối lượng cho phép ghi trên xe nâng.

–          Cấm di chuyển khi xe ở trạng thái đang nâng.

–          Cấm đứng cùng với thiết bị khi xe nâng đang di chuyển.

–          Cấm lên hoặc xuống dốc với độ dốc lớn hơn 10o khi chở thiết bị

–          Khi xuống dốc có tải phải đi lùi, thẳng

–          Cấm không chở vật có kích thước quá khổ, mất tầm quan sát.

–          Khi bơm bánh xe phải bơm đúng với áp suất ghi trên xe.

–          Lưu ý những vị trí dễ bị kẹt chân hoặc tay.

–          Phải thắt dây đai an toàn khi vận hành xe.

–          Phải luôn ngồi trong cac-bin xe khi xe hoạt động. Không được thò đầu, tay chân ra khỏi xe.

–          Khi xe chuẩn bị lật:

Ø  Không được nhảy ra khỏi xe.

Ø  Ngồi tại chỗ và di chuyển cùng xe.

Ø  Nắm chắc tay lái.

–          Luôn luôn phải quan sát xung quanh trước khi cho xe di chuyển.

–          Cấm cho bất cứ người nào khác ngồi trên xe trong khi xe đang hoạt động.

–          Cấm nâng bất cứ người nào trên cần nâng mà không sử dụng các thùng đặc biệt được thiết kế an toàn cho người.

–          Bóp còi xe trong các trường hợp sau:

Ø  Trước khi lùi xe

Ø  Vào nơi giao lộ

Ø  Khi di chuyển xe qua cửa.

Ø  Bất cứ đến nơi nào tầm nhìn bị hạn chế.

–          Một số xe nâng được trang bị đèn vận hành là màu vàng thì phải bật đèn vận hành khi xe hoạt động.

(3) Biện pháp an toàn khi sử dụng kích thuỷ lực:

–          Phải kiểm tra trước khi sử dụng: Không có sự rò rỉ nhớt thủy lực.

–          Cấm nâng kích quá khối lượng cho phép

–          Không được vượt quá hành trình cho phép.

–          Khi một thiết bị phải nâng bằng nhiều kích thì phải nâng đồng đều, bước di chuyển ngắn và xong mỗi bước phải chêm cố định thiết bị lại, luôn giữ thiết bị ở vị trí phẳng song song mặt đất

 

  1. KHÁI NIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    Quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) không chỉ là công việc của một số chuyên gia, nó là phần quan trọng trong các hoạt đồng hàng ngày của mỗi CBCNV trong nhà máy điện. Mỗi người đều có thể đóng góp cho công tác BVMT bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Trước hết phải tìm hiểu và hiểu rõ những tác động môi trường do công việc của mình gây ra.

– Lập hay thực thi kế hoạch BVMT: Trước khi bắt đầu công việc gì cần xác định rõ các loại chất thải nào sẽ phát sinh, nguy cơ gây ô nhiễm và những rủi ro cho môi trường do các chất thải đó hoặc do xảy ra sự cố; cách thu gom, phân loại chất thải; cách ngăn ngừa và xử lý sự cố.

– Luôn có ý thức giảm thiểu các chất thải và giảm thiểu ảnh hưởng có hại đến môi trường.

– Giữ khu vực làm việc sạch sẽ. Xác định và phân loại chất thải một cách phù hợp, khoa học.

– Đặt các khay hứng chất lỏng bên dưới những điểm bơm, chiết dầu và hóa chất.

– Báo cáo ngay khi xảy ra sự cố tràn, đổ dầu hay hóa chất cho người có trách nhiệm để kịp thời triển khai phương án ƯCTHKC, phương án PCCC.

– Liên hệ với bộ phận phụ trách công tác ATSKMT khi có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp.

  1. QUẢN LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI
·         Giảm thiểu chất thải

– Cần có ý thức hạn chế, giảm thiểu chất thải bằng cách hạn chế sử dụng hoặc tái sử dụng, tái chế các loại chất thải phù hợp.

– Chỉ đặt hàng và dùng lượng vật tư, hóa chất thật sự cần thiết, tránh thải bỏ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

– Thay thế các loại vật tư, hóa chất gây ô nhiễm bằng loại ít hoặc không gây ô nhiễm, nếu có thể.

– Tái sử dụng lại các loại chất thải không độc hại nếu thích hợp.

·         Phân loại chất thải

Các chất thải cần được phân loại ngay tại nguồn và thu gom, lưu trữ, xử lý riêng biệt.

Chất thải có thể phân loại thành ba loại như sau:

Chất thải tái chế
Kim loại thải bỏ (vỏ lon, mảnh kim loại từ công nghiệp)
Bìa cứng, giấy văn phòng, báo và gỗ
Thủy tinh, một số loại nhựa
Chất thải không nguy hại
Chất thải chung (không được đề cập ở đây)
Chất thải hữu cơ
Chất thải vô cơ: Gạch vụn, bê tông,…
Chất thải nguy hại
Sơn, dung môi sơn; cặn dầu và nhiên liệu dầu, khí
Hóa chất thải
Bình ắc quy phế thải
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu, hóa chất
Bao bì, giẻ lau, vật liệu nhiễm dầu, mỡ, hóa chất
Ống đèn neon, phụ tùng chiếu sáng, thiết bị máy tính, mực in thải
Khí thải, xỉ lò
Vật liệu bảo ôn

·         Quản lý chất thải nguy hại

– Các chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng biệt và đúng theo quy định của pháp luật.

– Phải có kho lưu trữ riêng, biệt lập và đảm bảo chất thải được lưu trữ trong kho cô lập với bất cứ nguồn nước nào hoặc không có nguy cơ rò rỉ ra môi trường.

– Tuyệt đối không thải chất thải nguy hại vào đất, nước hay không khí xung quanh.

– Chất thải lỏng cần được lưu trữ trong thùng được thiết kế phù hợp để ngăn ngừa rò rỉ, tràn đổ, phong hóa, bốc hơi,…

– Phải đảm bảo thùng chứa và chất thải chứa bên trong không phản ứng với nhau.

– Các thùng chứa chất thải nguy hại cần được dán nhãn rõ ràng cho biết loại chất thải chứa bên trong và mức độ độc hại.

  1. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
–       Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.

–       Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.

–       Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.

–       Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật, côn trùng và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ.

–       Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu gom chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

 

  1. BẢO QUẢN HÓA CHẤT
–          Các loại hoá chất cần có khu vực lưu trữ được quy định riêng, đảm bảo khô thoáng, thông gió tốt, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.

–          Phải quy định khu vực riêng cho các loại hoá chất đặc biệt nguy hiểm như axit đặc, kiềm đặc, chất dễ cháy nổ…

–          Tuyệt đối không lưu trữ các chất oxi hoá mạnh (như H2SO4) gần các chất dễ cháy nổ (nhiên liệu, N2H4.H2O…)

–          Hoá chất lưu trữ phải có nhãn mác rõ ràng, đầy đủ các thông tin: tên hoá chất, nồng độ, ngày nhập (hay ngày pha). Các hoá chất độc phải có nhãn hiệu đặc biệt và đánh dấu nguy hiểm

–          Các loại hóa chất mất nhãn hiệu nhất thiết không được sử dụng, chỉ được dùng sau khi kiểm tra lại chính xác bằng phương pháp phân tích và có biên bản xác nhận.

–          Dụng cụ, hóa chất, các trang bị làm việc phải bố trí gọn gàng, ngăn nắp, theo thứ tự, lấy chỗ nào để vào chỗ đó. Nơi làm việc luôn giữ sạch sẽ, khô ráo, nền nhà không được có nước hoặc dầu, khi bị vương vãi phải lập tức lau chùi cho thật sạch và khô ráo.

–          Khi axít rơi xuống nền nhà, không được dùng nước dội rửa ngay mà phải dùng vôi bột phủ lên rồi quét sạch, sau đó mới dùng nước dội rửa và lau khô.

–          Bình/dụng cụ chứa hoá chất nguy hiểm là rác thải nguy hại, không rửa và sử dụng cho mục đích khác.

  1. VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT
–          Trước khi vận chuyển phải quan sát đường đi, không được để có vật gì làm cản trở lối đi vận chuyển hóa chất.

–          Bình chứa hóa chất nặng từ 10 kg trở lên phải có dụng cụ để khiêng hoặc dùng xe, không được mang, vác.

–          Khi vận chuyển axít, kiềm có nồng độ đậm đặc và có khối lượng lớn hơn 5 kg: phải khiêng hoặc dùng xe đẩy. Phải chứa axit và kiềm trong thùng kín chắc chắn, nếu để trên xe cần chèn chắc.

  1. SỬ DỤNG HÓA CHẤT
–          Khi sử dụng, tiếp xúc với các loại hoá chất phải sử dụng phương tiện bảo hộ thích hợp, nơi làm việc cần có biện pháp thông gió phù hợp.

–          Các chất độc hại, dễ bay hơi, các loại phản ứng tạo nên các chất đó có ảnh hưởng tới sức khỏe con người đều phải đưa vào tủ hút chất độc.

–          Tuyệt đối không dùng miệng hút dung dịch hoá chất mà phải lấy bằng bóp cao su.

–          Khi sửa chữa các thiết bị có kiềm, axit phải xả hết các dung dịch đó ra ngoài, dùng vòi nước rửa sạch hoặc mở nước cho chảy để rửa ống (nếu  có trong ống) rồi mới sửa chữa.

–          Khi rửa các dụng cụ đựng chất độc phải đổ đầy nước từ hai đến ba lần để cho hơi còn lại trong dụng cụ thoát ra ngoài. Khi đổ đầy nước phải quay mặt đi chỗ khác để tránh hít phải hơi độc.

–          Tuyệt đối không ăn uống trong khi thao tác với hoá chất, đặc biệt là hoá chất độc hại; không để thức ăn trong khu vực làm việc. Chỉ được ăn uống khi đã rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà bông và đã ra khỏi nơi làm việc.

–          Nghiêm cấm hút thuốc hay sử dụng các nguồn nhiệt gây nên cháy tại nơi làm việc có chất dễ cháy. Với công việc cần thiết dùng bếp đun thì phải dùng bếp có cách nhiệt và được cô lập.

  1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG
Chất ăn mòn Chất độc cho môi trường Chất có hoạt tính phóng xạ
Chất có hại Chất độc Chất độc mãn tính
Chất dễ cháy Chất rất dễ cháy Chất nổ
Chất độc sinh học Chất gây kích ứng Chất Oxi hoá
Nhãn phân loại độ nguy hiểm hoá chất – NFPA
  1. HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN TUABIN KHÍ
Hoá Chất Biện pháp an toàn
Acid sulfuric (H2SO4)

 

 

 

Chất ăn mòn, gây kích ứng và bỏng nghiêm trọng khi tiếp xúc

* PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ phòng độc; quần áo bằng nhựa PVC, giày, găng tay chống axit.

* Tuyệt đối không đổ nước  vào axit

* Tránh dính vào da, vào mắt, tránh hít, nuốt phải hơi axit

* Lưu trữ xa các chất khử, kim loại (trừ H2SO4 đặc nguội không phản ứng với nhôm và sắt)

Acid chlohydric (HCL)

Rất độc, có thể gây bỏng, gây kích ứng

* PTBVCN: kính bảo hộ, tạp dề, giày bảo hộ, găng tay chống acid.

* Tránh dính vào da, vào mắt, tránh hít, nuốt phải hơi HCl vì rất độc

 

Sodium hydroxide (NaOH)

 

 

 

 

Chất ăn mòn, gây bỏng nghiêm trọng

* PTBVCN: kính bảo hộ, quần áo bảo hộ bằng cao su hay vinyl apron, giày bảo hộ, mang găng tay Neoprene hay PVC

* Tránh tiếp xúc hay hít phải bụi xút

* Khi hoà tan kiềm rắn phải cho từ từ từng thỏi vào nước và dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều, quá trình toả nhiệt mạnh

Sodium metabisulfite (SMBS – Na2S2O5)

 

Kích ứng da, mắt. Rất có hại khi nuốt, hít phải

* PTBVCN: Kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, áo blouse, găng tay.

* SMBS rất nhạy với độ ẩm và không khí

* Khi dính vào da: sau khi rửa sạch thoa thuốc làm mềm lên phần da bị kích ứng. Khi bị nặng thì rửa ngay bằng xà phòng và thoa kem kháng khuẩn lên vùng da bị nhiễm.

Dung dịch Sodium hypochlorite (NaOCL)

 

 

 

 

Chất ăn mòn, gây bỏng da và mắt. Có hại khi nuốt, hít và tiếp xúc với da.

* PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, găng tay, ủng

* Không để gần axit mạnh, hợp chất nitơ, Cu, Ni, Co.

* Bình chứa nên có van thông gió để phóng thích những sản phẩm phân hủy. Không trộn với ammonia, hydrocarbon, acid, alcohol hay ete.

* Khi nuốt phải nên uống lượng lớn dung dịch gelatin hay nước. Không uống giấm, soda hay chất khác có tính axit

Dung dịch sắt III clorua (FeCL3)

 

 

Gây kích ứng, bỏng nghiêm trọng, phá huỷ màng nhầy.

* PTBVCN: Kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, giày, găng tay phù hợp, quần áo bảo hộ

* Rất nguy hiểm khi hít, nuốt phải, có thể gây tử vong.

* Cần gọi bác sỹ ngay nếu bị nhiễm

Dung dịch ammonium hydroxide (NH4OH)

Kích ứng đường hô hấp, da, mắt; bào mòn thực quản và dạ dày; có thể gây mù vĩnh viễn

* Phản ứng với đồng, phức đồng, acid, sắt mạ kẽm, kẽm, nhôm, dimethyl sulphate, thuỷ ngân và những kim loại kiềm.

* PTBVCN: quần áo bằng nhựa PVC, kính bảo hộ chất lượng tốt hay mặt nạ hộp lọc NH3, bình dưỡng khí, giày, găng tay,

* Khu vực làm việc cần thông gió tốt. Không làm việc với ammonium hydroxide đậm đặc trong phòng thí nghiệm mở.

Dung dịch hydrazine hydrate (N2H4.H2O)

Độc, ăn mòn, dễ cháy và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu nuốt phải hay bị ngấm vào da.

Có thể phá huỷ hệ thần kinh trung ương, phổi, thận, gan, mắt.

*PTBVCN: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay

* Tránh xa nguồn nhiệt và các hóa chất ôxi- hóa như H2SO4 đặc, NaOCl

* N2H4.H2O xem như là chất gây ung thư, cần đặc biệt thận trọng khi tiếp xúc

* Rất độc đối với sinh vật dưới nước, tránh xả ra môi trường

Clo lỏng

 

 

Clo là chất độc, tác động đến hô hấp, màng nhầy của mắt và da.

Hít phải ở nồng độ cao gây sốc, nôn mửa, co thắt dạ dày và có thể tử vong.

Có tính oxi hóa mạnh, có khả năng ăn mòn kim loại và nhiều hợp chất hữu cơ

* PTBVCN: quần áo bảo hộ chịu axit, kính bảo hộ, găng tay,giày bảo hộ, mặt nạ có bộ lọc khí lọc được Clo; thiết bị xử lý sự cố xì hở.

* Phương tiện trang bị cho đội xử lý sự cố: Ngoài những dụng cụ trên cần phải trang bị thêm mặt nạ có bình dưỡng khí (thời gian làm việc của bình dưỡng khí phải trên 30 phút).

* Tránh giải phóng ra môi trường, rất độc đối với sinh vật dưới nước.

* Khi hít phải: xử lý nguồn nhiễm clo và di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát. Nếu ngừng thở, hô hấp nhân tạo thực hiện bởi người đã được huấn luyện. Nếu nạn nhân còn thở, thì cần giữ ấm cho nạn nhân, giữ tư thế nằm thoải mái đầu và lưng cao hơn chân, giảm các cơn ho bằng cách cho uống thuốc ho hay sữa, không tùy tiện cho thở oxy nếu không có sự đồng ý của nhân viên y tế.

* Khi dính vào mắt: rửa ngay bằng nước ấm, ít nhất khoảng 20 phút. Thận trọng không để nước bị nhiễm bẩn chảy vào mắt không bị dính clo.

* Khi dính vào da: rửa ngay vùng bị nhiễm liên tục ít nhất 20 phút. Không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc thuốc bôi nào nếu không có ý kiến của bác sỹ.

Polyelectrolyte

Kích ứng da, mắt, đường tiêu hoá

* PTBVCN: quần áo bảo hộ lao động, kính bảo hộ, găng tay

* Nếu nuốt phải: cho nạn nhân ói và đưa đến trung tâm y tế

ANTISCALANT  tháp làm mát (ORGAFILM C-285AV)

Ăn mòn, có tính acid, kích ứng với mắt, da, niêm mạc mũi, gây bệnh viêm phổi

* PTBVCN: mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, găng tay và ủng

* Không được thải trực tiếp ra môi trường

* Lưu trữ trong tối

* Khi dính vào da: rửa bằng xà phòng và nhiều nước, nếu da bị mẫn đỏ thì đưa đến trung tâm y tế

Antiscalent RO Pretreat Plus 100 Conc

Ăn mòn, gây kích ứng mạnh; có thể gây bỏng màng nhầy, mắt và da.

* PTBVCN : kính bảo hộ, găng tay

* Tránh tiếp xúc với hoá chất có tính kiềm mạnh.

* Tránh xa nguồn nhiệt và ánh nắng trực tiếp.

Polyaluminium cloride (PAC)

Ăn mòn, kích ứng mắt, da, đường hô hấp và màng nhầy.

* PTBVCN: kính bảo hộ hay mặt nạ an toàn, ủng, găng tay, tạp dề hay bộ áo liền quần bằng neoprene hay cao su.

* Bao bì phải đóng chặt.

FOAMTROL AF 1440 tháp làm mát

 

kích ứng da, mắt, đường tiêu hoá; làm khô, nứt, viêm da, gây nhức đầu, gây chảy máu phổi

* PTBVCN: mặt nạ phòng độc có bộ lọc cartridge lọc hơi hữu cơ, găng tay bằng Neoprene, kính bảo hộ

* Bảo quản: giữ bình chứa đóng kín khi không sử dụng, để nơi thoáng mát. Nếu bảo quản dưới 900F (tương đương 320C), phải làm ấm và trộn đều trước khi sử dụng để đảm bảo sự đồng nhất. Tránh xa chất oxy hóa.

Sodium Nitrite (NaNO2 )

 

 

–   Rất độc khi nuốt vào. Gây khó chịu mãnh liệt cho mắt và da khi tiếp xúc. Chất gây ung thư.

* PTBVCN: kính bảo hộ, găng tay bảo vệ, khẩu trang hay mặt nạ phòng độc.

* Khi nuốt phải bụi NaNO2 lập tức uống thật nhiều nước, lập tức đưa đến bác sĩ để giúp đỡ và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

* Tiếp xúc với da và mắt: Lập tức rửa liên tục bằng nước trong ít nhất 20 phút, nếu có kích thích thì gọi ngay bác sĩ.

Sodium metaborate hydrate (NaBO2 .H20)

Kích ứng da và mắt

* PTBVCN: kính bảo hộ, găng tay bảo vệ, khẩu trang.

* Tiếp xúc với da và mắt: Lập tức rửa bằng nước, nếu có kích thích thì lập tức gọi bác sĩ giúp đỡ.

 

Citric Acid (C6H8O7 )

Kích ứng mắt nghiêm trọng. Kích thích, dị ứng khi tiếp xúc.

* PTBVCN: kính bảo hộ, găng tay bảo vệ, khẩu trang.

* Tiếp xúc với da và quần áo: Thay quần áo khi bị nhiễm hoá chất, rửa nước với xà phòng ít nhất 15 phút.

Sodium phosphate tribasic (Na3PO4.12H2O)

 

* Phản ứng với acid mạnh, dễ hút ẩm.

* Ăn mòn, làm bỏng da. Tránh tiếp xúc với da và mắt.

* PTBVCN: Kính bảo hộ, găng tay và nơi làm việc phải thoáng khí.

* Tiếp xúc với da và mắt: Lập tức rửa bằng nước, nếu có kích thích thì lập tức gọi bác sĩ giúp đỡ.

* Tiếp xúc với da và quần áo: Thay quần áo khi bị nhiễm hoá chất, rửa nước với xà phòng ít nhất 15 phút. Khi có kích thích xin chỉ dẫn của bác sĩ.

 

  1. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
a. Cách tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện

·         Trường hợp cắt được mạch điện:

Ø  Nếu mạch điện cấp cho đèn chiếu sáng bị cắt trong lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.

Ø  Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

·         Trường hợp không cắt được mạch điện:

Ø  Nếu là điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.

Ø  Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dậy điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.

Ø  Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu cán gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.

Ø  Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật

Ø  Nếu là mạch điện cao áp thì khi cứu người phải có ủng và găng cách điện hoặc dùng xào, gậy bằng tre, gỗ khô kiệt.

Ø  Lập tức mở máy cắt cao áp, hoặc dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.

b. Cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách khỏi mạch điện

·         Nạn nhân chưa mất tri giác:

Ø  Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tĩnh.

Ø  Sau đó gọi y/bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăn sóc.

·         Nạn nhân mất tri giác:

Ø  Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kín gió, ấm áp).

Ø  Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra (nếu có), cho nạn nhân ngửi amoniac, nước tiểu, massage toàn thân cho nóng lên và gọi y/bác sỹ.

·         Nạn nhân đã tắt thở:

Ø  Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngưng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra.

Ø  Nếu lưỡi bị thụt vào thì  kéo ra.

Ø  Tiến hành làm hô hấp nhận tạo và hà hơi thổi ngạt ngay.

Ø  Phải làm liên tục, kiên trì và chỉ dừng khi có ý kiến của y/bác sĩ quyết định dừng.

  1. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NGÃ TRÊN CAO
Ø  Khi người bị ngã trên cao xuống bất tỉnh, không nên nâng nạn nhân bằng tay, mà phải dùng tấm ván gỗ, cứng, phẳng để luồn nhẹ vào phía dưới nạn nhân.

Ø  Khi nạn nhân đã nằm trên ván thì mới tiến hành sơ cấp cứu, đồng thời đưa nạn nhân đến trung tâm y tế cấp cứu, chỉnh hình

  1. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ THƯƠNG TÍCH
Ø  Khi nạn nhân bị thương, đứt động mạch hay tĩnh mạch thì phải tiến hành ga rô để cầm máu. Ga rô là để hạn chế máu chảy, không nên buộc chắc quá sẽ làm hoại tử bộ phận của cơ thể.

Ø  Trước khi ga rô phải rửa sạch vết thương bằng cồn y-tế, sau khi sơ cấp cứu xong nhanh chóng đưa nạn đến bác sỹ để cấp cứu.

Ø  Nếu nạn nhân bị gãy xương phải nhẹ nhàng đưa nạn nhân lên cáng cứu thương, sau đó vệ sinh vết thương bằng cồn y tế và dùng nẹp gỗ để băng bó cố định vị trí xương gãy, sau đó đưa nạn nhân đi cấp cứu.

  1. SƠ CẤP CỨU KHI NHIỄM HOÁ CHẤT
Ø  Nếu dính vào mắt: rửa ngay thật nhiều nước ít nhất khoảng 15 phút cho tới khi sạch hoá chất, thỉnh thoảng nâng lên và hạ mi mắt xuống. Gọi bác sĩ hay đưa tới trung tâm y tế gần nhất nếu thấy kích ứng kéo dài.

Ø  Nếu hít phải: Cần di chuyển người bị nạn đến nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo. Nếu ngừng thở, hô hấp nhân tạo. Nếu thở khó, cung cấp oxy được giám sát bởi người được huấn luyện. Gọi bác sĩ nếu khó  thở hay không thoải mái kéo dài.

Ø  Nếu dính vào da: rửa ngay với nhiều nước ít nhất khoảng 15 – 20 phút (dưới vòi nước chảy) đồng thời cởi bỏ quần áo, giày bị nhiễm hóa chất ra, Gọi bác sĩ.

o   Khi bị nhiễm axit có thể trung hoà lượng còn dính lại trên da bằng dung dịch sodium bicacbonate 2%.

o   Khi bị nhiễm kiềm (bazơ) có thể trung hoà lượng còn lại bằng dung dịch acid acetic 2%

Ø  Nếu nuốt phải: súc miệng và cổ họng, nếu không nôn mửa, cho uống thật nhiều nước hoặc sữa. Đối với người bị bất tỉnh không cho bất kỳ thức uống nào vào miệng. Không gây nôn trừ một số trường hợp được hướng dẫn riêng. Gọi ngay bác sĩ hay đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Với một số loại hoá chất, cần áp dụng thêm các biện pháp riêng được hướng dẫn cụ thể tại phần thông tin biện pháp an toàn hoá chất.

 

 

Văn hóa an toàn luôn phải đi từ trên xuống, nhưng nỗ lực thực hiện lại đi từ dưới lên. Thực vậy, nếu không có sự cam kết tuyệt đối từ lãnh đạo, mục tiêu văn hóa an toàn “không tai nạn” sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Lãnh đạo ở đây có nghĩa là tất cả những ai có vai trò giám sát trực tiếp và có khả năng làm thay đổi nhận thức của người lao động. Tuy nhiên, trong an toàn, mỗi người lao động là người quản lý trực tiếp hành động của họ, do đó cam kết hay hành động an toàn của mỗi cá nhân là điều hết sức quan trọng.

 

Từ khóa: , , , , , , , , , , , , , ,