Hiệu chuẩn và các yếu tố liên quan

– Về mặt định tính, đại lượng được chia thành từng loại đại lượng, thí dụ độ dài, khối lượng, thể tích, điện áp,…

– Về mặt định lượng, mỗi đại lượng biểu hiện dưới nhiều hình thức và mức độ cụ thể khác nhau, thí dụ như dòng điện rò (nhỏ), điện áp của lưới điện cao thế (lớn), …

2.1.2 Đơn vị

  Đơn vị đo lường, gọi tắt là đơn vị,  một đại lượng riêng biệt được xác định  chấp nhận theo quy ước  các đại lượng khác cùng loại được so sánh với  để diễn tả độ lớn tương đối của chúng theo đại lượng này.

  Tên và ký hiệu của đơn vị được được ấn định theo quy ước.

Thí dụ: đơn vị độ dài là mét ( m )

đơn vị khối lượng là kilôgam ( kg )

đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe ( A )

Phép đo

  Phép đo  tập hợp các thao tác nhằm mục đích xác định giá trị của đại lượng cần đo

  Căn cứ vào phương pháp nhận được kết quả đo, phép đo được chia thành 2 loại: phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp

Độ chính xác của phép đo:

   mức độ gần nhau giữa kết quả đo  giá trị thực của đại lượng cần đo.

độ chính xác   =   độ đúng  +  độ chụm

Đo lường học

  Đo lường học  khoa học nghiên cứu về phép đo bao gồm mọi khía cạnh  thuyết  thựctiễn liên quan đến phép đo.

  Các lĩnh vực của đo lường học:

– Đo lường học lý thuyết: Nghiên cứu về lý thuyết chung về phép đo.

– Đo lường học ứng dụng: Nghiên cứu về các phép đo trong một lãnh vực nhất định.

Đo lường học kỹ thuật: Còn gọi là kỹ thuật đo, nghiên cứu kỹ thuật thực hiện phép đo  , phương tiện đo.

– Đo lường học hợp pháp: Nghiên cứu về đơn vị đo, phương pháp đo, phương tiện đo liên quan đến những yêu cầu bắt buộc về kỹ thuật và pháp luật nhằm duy trì sự đảm bảo chung trên quan điểm an toàn và sai số hợp lý.

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

Đơn vị đo lường

  a/ Đơn vị cơ bản: là đơn vị có độ lớn được chọn độc lập với các đơn vị khác. Thí dụ đơn vị mét (m), giây (s),…

b/ Đơn vị dẫn xuất: được xây dựng dựa vào các đơn vị cơ bản, có độ lớn phụ thuộc vào các đơn vị cơ bản. Thí dụ đơn vị vận tốc m/s, đơn vị điện áp vôn (V),…

c/ Hệ đơn vị: là tập hợp các đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất suy ra từ các đơn vị cơ bản theo một nguyên tắc nhất định. Thí dụ hệ mét, hệ đơn vị quốc tế SI,…

Tham khảo hệ mét  hệ SI trong tài liệu đào tạo “ sở đo lườg học

Viết giá trị của đại lượng

  Việt Nam đã chấp nhận các qui định thống nhất của quốc tế, như:

– Dùng khoảng cách thay vì dấu chấm để phân biệt các lớp trong một số, thí dụ 1 345 076 865

– Không viết hoa tên các đơn vị dù được gọi theo tên các nhà khoa học, thí dụ ampe, niuton, pascan,…nhưng ký hiệu phải viết bằng chữ cái in hoa, như A, N, Pa,…

– Với ký hiệu đơn vị là tích của nhiều đơn vị thì giữa các ký hiệu phải có dấu chấm (phép nhân), thí dụ đơn vị công suất toàn phần là V.A

Viết giá trị của đại lượng (tiếp theo)

  – Với ký hiệu đơn vị là thương của nhiều đơn vị có thể dùng lũy thừa âm, thí dụ đơn vị W/(m.K) có thể viết W.m-1.K-1

– Giữa chữ số sau cùng và ký hiệu phải có khoảng cách, thí dụ như 200 L  ;   687 321,21 kg  ;…

– Khi ghi giá trị đại lượng có kèm theo độ lệch, có thể viết theo 2 cách: (85 ± 2) g hoặc 85 g ± 2 g

CHUẨN ĐO LƯỜNG

Định nghĩa 

  Chuẩn đo lường là phương tiện đo, vật đọ, mẫu chuẩn hoặc hệ thống đo để định nghĩathể hiệnduy trìhoặc tái tạo đơn vị hoặc một hay nhiều giá trị của đại lượng được dùng làm mốc so sánh.

Phân loại theo độ chính xác:

– Chuẩn đầu ( primary standard )

– Chuẩn thứ ( secondary standard )

  – Các chuẩn có độ chính xác thấp hơn.

Phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng:

– Chuẩn quốc tế ( international standard )

– Chuẩn quốc gia ( national standard )

– Chuẩn chính ( reference standard )

– Chuẩn công tác ( working standard )

– Chuẩn so sánh ( transfer standard )

– Chuẩn lưu động ( travelling standard )

Sao truyền chuẩn đo lường

   Sao truyền chuẩn đo lường ( traceability ) là tính chất của một kết quả đo hoặc giá trị của một chuẩn nhờ đó có thể liên hệ tới những vật sao truyền đã định – thường là chuẩn quốc gia hay chuẩn quốc tế – thông qua một chuỗi so sánh không đứt đoạn với độ không đảm bảo đo đã định.

Chuẩn các đơn vị cơ bản của hệ SI

  a/ Chuẩn đơn vị mét ( m ) : là các bộ laser khí ổn định, có độ chính xác đạt đến  1.10-11

  b/ Chuẩn đơn vị kilôgam ( kg ) : là một khối hình trụ bằng platin-iriđi, có đường kính và chiều cao đều bằng 39 mm, với độ chính xác đạt tới  1.10-9

  c/ Chuẩn đơn vị giây ( s ) : là đồng hồ nguyên tử xêđium với độ chính xác  1.10-12

 

 

 

Từ khóa: , , , , , , , , , , , , , ,