Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Phương tiện đo độ rung động có chức năng đo: gia tốc/ vận tốc/ dịch chuyển có dải tần từ: 1 Hz đến 10 kHz và sai số từ 3 % đến 10 %.

1 Phạm vi áp dụng Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Văn bản kỹ thuật này quy định qui trình hiệu chuẩn  ban đầu, định kỳ, sau sửa chữa các phương tiện đo sau:

–   Phương tiện đo độ rung động có chức năng đo: gia tốc/ vận tốc/ dịch chuyển có dải tần từ: 1 Hz đến 10 kHz và sai số từ 3 % đến 10 %.

–  Phương tiện đo độ rung động có chức năng đo: mức gia tốc rung / mức rung dải tần từ (2~80) Hz và có sai số không được vượt quá giá trị sai số cho phép quy định trong bảng 3 – Phụ lục 1.

2 Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:

2.1 Signal conditioner: là bộ chuyển đổi điện tích thành điện áp, đơn vị: mV/pC;

2.2  DUT (Device Under Test): thiết bị cần kiểm định.

3 Các phép Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Phải lần lượt tiến hành các phép Hiệu chuẩn máy đo độ rung ghi trong bảng 1.

Bảng 1

TT Tên phép hiệu chuẩn Theo điều mục của ĐLVN Chế độ hiệu chuẩn  
Ban đầu Định kỳ Sau sửa chữa
1 Kiểm tra bên ngoài 7.1 + + +
2 Kiểm tra kỹ thuật 7.2 + + +
3 Kiểm tra đo lường 7.3 + + +

4 Phương tiện Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Phải sử dụng các phương tiện đo dùng trong Hiệu chuẩn máy đo độ rung nêu trong bảng 2.

STT Tên phương tiện hiệu chuẩn Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản Áp dụng cho điều mục của quy trình
1 Chuẩn đo lường
1.1 Cảm biến gia tốc chuẩn Dải tần: (0,1 ~ 12600) Hz; Độ không đảm bảo đo:

U < 2%

7.3
2 Phương tiện đo khác
2.1 Signal conditioner Dải tần: (1 Hz ~ 10 kHz) 7.3
2.2 Máy phát tín hiệu hình sin Dải tần: (1 Hz ~ 10 kHz) 7.3
2.3 Thiết bị tạo rung Dải tần: (1 Hz ~10 kHz)

Độ ổn định tần số: < 0,2% Độ ổn định biên độ: < 0,3%

7.3
2.4 Khuếch đại công suất Dải tần: (1 Hz ~10 kHz) 7.3
2.5 Vôn mét Dải tần: (DC ~ 10 kHz) Độ phân giải: 6 digits 7.3
2.6 Phương tiện đo môi trường Phạm vi đo:

+ Áp suất: (0 ~ 200) kPa + Nhiệt độ: (0 ~ 80) oC + Độ ẩm: (0 ~100) %RH

7.3
2.7 Máy đếm tần số điện tử Dải tần: (DC ~ 250 kHz) Độ không đảm bảo đo:

U < 0,2 %

7.3
3 Phương tiện phụ
3.1 Máy tính Đã cài đặt phần mềm kiểm định phương tiện đo độ rung động. 7.3

• Có thể sử dụng các phương tiện đo có đặc trưng kỹ thuật tương đương

5 Điều kiện Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Nhiệt độ: (20 ~ 26) oC

– Độ ẩm không khí: (40 ~ 65) %RH

– Áp suất: (97~105) kPa.

6 Chuẩn bị Hiệu chuẩn máy đo độ rung

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn  phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

– DUT phải đặt trong môi trường hiệu chuẩn  ít nhất 1 giờ;

– Các phương tiện hiệu chuẩn  phải được cấp điện và làm ấm máy theo đặc trưng kỹ thuật và quy định của nhà sản xuất phương tiện đo;

– Ghi lại điều kiện môi trường trong lúc thực hiện hiệu chuẩn  ít nhất 3 lần: khi bắt đầu, trong quá trình và khi kết thúc kiểm định vào Phụ lục 2 – Biên bản kiểm định.

7 Tiến hành Hiệu chuẩn máy đo độ rung

7.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

–  DUT phải có đầy đủ tên, kiểu mẫu, số máy, nơi sản xuất, hồ sơ kỹ thuật;

–  Các công tắc, phím ấn, núm điều chỉnh, đèn hiển thị,… phải hoạt động bình thường, không bị kẹt, hư hỏng;

–  Cảm biến gia tốc không bị hư hại cơ học (méo mó, nứt, vỡ..). Khi kiểm tra nhanh phải hoạt động bình thường.

7.2 Kiểm tra kỹ thuật

– Kiểm tra nguồn cấp cho DUT phải đủ theo đặc trưng kỹ thuật đi kèm.

–  Bề mặt tiếp xúc giữa các cảm biến gia tốc và thiết bị tạo rung phải phẳng và đã được làm sạch.

–  Các cáp nối phải được giữ cố định tránh gây rung động ảnh hưởng đến kết quả đo.

7.3  Kiểm tra đo lường

Nối thiết bị như hình sau:

– Đối với phương tiện đo độ rung động có chức năng đo gia tốc, vận tốc, độ dịch chuyển:

– Điều chỉnh tần số và biên độ của Máy phát tín hiệu hình sin và hệ số khuếch đại của thiết bị Khuếch đại công suất để tạo ra các biên độ rung động và tần số rung động tại các điểm kiểm định tương ứng theo các bảng 4, 5, 6 – phụ lục 2;

– Ghi kết quả đo được trên chuẩn và DUT vào các bảng trên;

–   Tính toán sai số của thiết bị theo mục 1 – phụ lục 1;

–  So sánh kết quả điểm định của DUT với hồ sơ kỹ thuật của DUT : nếu kết quả nhỏ hơn hoặc bằng thì kết luận là đạt; nếu lớn thì kết luận là không đạt.

– Đối với phương tiện đo độ rung động có chức năng đo mức gia tốc rung và mức rung:

–  Điều chỉnh tần số và biên độ của Máy phát tín hiệu hình sin và hệ số khuếch đại của thiết bị Khuếch đại công suất để tạo ra các biên độ rung động và tần số rung động tại các điểm kiểm định tương ứng theo các bảng 7, 8 – Phụ lục 2

–  Ghi kết quả đo được trên chuẩn và DUT vào các bảng trên;

– Tính toán sai số của thiết bị theo mục 2 – phụ lục 1;

– So sánh kết quả điểm định của DUT với sai số cho phép quy định trong bảng 3 – phụ lục 1: nếu kết quả nhỏ hơn hoặc bằng thì kết luận là đạt; nếu lớn thì kết luận là không đạt.

8 Xử lý chung

– Phương tiện đo độ rung động sau khi hiệu chuẩn nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình hiệu chuẩn này được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn …) theo quy định.

–                     Phương tiện đo độ rung động sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

–                     Chu kỳ kiểm định của phương tiện đo độ rung động: 12 tháng.

–                     

–                     

 

Công ty TNHH HB Polytechnic chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn

Liên hệ Hotline: 0944 993 080 – email: hb.polytechnic@gmail.com để được tư vấn và báo giá.

Địa chỉ:

Trụ Sở       : Thôn Vực, Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội

Chi Nhánh : Trường Cao Đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội- Nhuệ Giang, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Từ khóa: , , , , , , , , , , , , , ,